| Hotline: 0983.970.780

Tiết kiệm hơn 5 triệu ngày công nhờ cải cách hành chính

Thứ Năm 18/11/2021 , 17:26 (GMT+7)

Bộ NN-PTNT có 376 thủ tục hành chính, trong đó 241 thủ tục hành chính cấp Bộ, 106 cấp tỉnh, 16 cấp huyện, 9 cấp xã đã được công khai trên Cổng dịch vụ công.

Người dân, doanh nghiệp khai báo hồ sơ xuất nhập khẩu trên cổng điện tử các tủ tục liên quan tới Bộ NN-PTNT. Ảnh: Nguyên Huân.

Người dân, doanh nghiệp khai báo hồ sơ xuất nhập khẩu trên cổng điện tử các tủ tục liên quan tới Bộ NN-PTNT. Ảnh: Nguyên Huân.

Thực hiện Quyết định số 08/QĐ-TTg ngày 6/1/2015 của Thủ tướng về đơn giản hóa thủ tục hành chính, Bộ NN-PTNThoàn thành việc rà soát gồm 3 nhóm thủ tục hành chính.

Cụ thể: Quy định liên quan đến xuất khẩu thủy sản từ giai đoạn khai thác, nhập khẩu nguyên liệu, chế biến đến xuất khẩu (Quyết định 1204/QĐ-BNN-TS ngày 07/4/2017). Quy định liên quan đến sản xuất, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật trên cạn từ khi nuôi/sử dụng con giống đến phân phối, xuất khẩu (Báo cáo số 9749/BC-BNN-CN ngày 22/11/2017).

Quy định liên quan đến công nhận giống, sản phẩm, vật tư nông nghiệp mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật từ khi sản xuất hoặc nhập khẩu để khảo nghiệm, thử nghiệm, phân tích đến khi công nhận (Báo cáo số 8143/BC-BNN-KHCN ngày 26/9/2016).

Ngoài ra, Bộ NN-PTNT triển khai Đề án Đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân, Đề án Đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Trên cơ sở đó, Bộ đã phê duyệt phương án giảm, đơn giản hóa 120 báo cáo trên tổng số 141 báo cáo định kỳ, đạt tỷ lệ 85%.

Ngày 11/1/2016, Bộ NN-PTNT ban hành Quyết định số 63/QĐ-BNN-PC về Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, trong đó công bố Danh mục 508 thủ tục hành chính chuẩn hóa (gồm 319 thủ tục cấp Trung ương, 137 thuộc cấp tỉnh, 38 thuộc cấp huyện và 14 thuộc cấp xã).

Ngày 1/3/2019, Bộ NN-PTNT đã ban hành Quyết định số 700/QĐ-BNN-VP ban hành Danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong đó công bố Danh mục 386 thủ tục hành chính (gồm 248 TTHC cấp Trung ương, 106 TTHC cấp tỉnh, 18 TTHC cấp huyện và 08 TTHC cấp xã, 06 TTHC cơ quan khác.

Đến nay, Bộ NN-PTNT có tổng số 376 thủ tục hành chính, trong đó 241 thủ tục hành chính cấp Bộ, 106 cấp tỉnh, 16 cấp huyện, 9 cấp xã đã được công khai trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng thông tin điện tử của Bộ và website của các đơn vị theo đúng quy định. Tổng chi phí tiết kiệm được từ việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính ước khoảng 1.169.546.246.504 đồng/năm, tương đương 5.292.064 ngày công/năm.

Triển khai Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ quy định về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, Bộ NN-PTNT đã tổ chức bộ phận một cửa tại các Tổng cục, Cục theo quy định, gồm 11 bộ phận một cửa tại 4 Tổng cục, 6 Cục và 1 Vụ.

Cán bộ bộ phận Một cửa, Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng I (Cục Bảo vệ thực vật - Bộ NN-PTNT) xử lý hồ sơ cho người dân và doanh nghiệp. Ảnh: Nguyên Huân.

Cán bộ bộ phận Một cửa, Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng I (Cục Bảo vệ thực vật - Bộ NN-PTNT) xử lý hồ sơ cho người dân và doanh nghiệp. Ảnh: Nguyên Huân.

Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ đã được xây dựng, hoàn thiện và đưa vào vận hành từ năm 2017 tại địa chỉ https://dvc.mard.gov.vn/Pages. Bộ NN-PTNT đã triển khai xây dựng tổng số 26 dịch vụ công mức độ 3,4; và 9 dịch vụ công kết nối với Cổng Dịch vụ công Quốc gia.

Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ NN-PTNT vận hành từ ngày 1/11/2020, đến nay có 241 thủ tục hành chính được thực hiện xử lý bằng hồ sơ điện tử trên hệ thống http://mcdtbnn.mard.gov.vn. Tỷ lệ giải quyết các thủ tục trên hệ thống đạt: 93,7%.

Ngoài ra, Bộ NN-PTNT thực hiện tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân và doanh nghiệp trên hệ thống của Cổng Dịch vụ công Quốc gia theo quy định (https://pakn.dichvucong.gov.vn/).

Triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Bộ NN-PTNT là một trong 5 Bộ được lựa chọn triển khai thí điểm từ năm 2014, với 9 thủ tục hành chính. Đến nay, Bộ đã thực hiện triển khai kết nối 24 thủ tục hành chính tại 7 đơn vị thuộc Bộ (Cục Chăn nuôi, Cục Thú y, Cục Bảo vệ thực vật, Cục Trồng trọt, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Tổng cục Thủy sản và Tổng cục Lâm nghiệp).

Song song với đó, Bộ NN-PTNT thực hiện liên thông trong việc cấp phép/cấp chứng nhận điện tử đảm bảo kết nối thông suốt trên hệ thống một cửa quốc gia tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp (đơn giản hóa hồ sơ thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí, giảm thời gian thông quan hàng hóa…) góp phần tăng cường năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nông nghiệp.

Thời gian tới, Bộ NN-PTNT yêu cầu các Tổng cục, Cục, Vụ trực thuộc đẩy mạnh thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa, trên Hệ thống Thông tin Một cửa điện tử của Bộ và Cổng Dịch vụ công của Bộ theo Quy chế số 5094/QĐ-BNN-VP và Nghị định số 45/2020/NĐ-CP.

Các Tổng cục, Cục, Vụ thực hiện số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn hiệu lực đến 31/12/2025 (nếu có); thực hiện tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính của đơn vị theo hướng đơn giản, thuận lợi, cắt giảm chi phí; đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt theo Nghị định số 45/2020/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

    Tags:
Xem thêm
Bị giật dây chuyền khi đi tập thể dục buổi sớm

Công an huyện Lương Sơn vừa ra quyết định tạm giữ hình sự đối tượng Nguyễn Văn Điền (Nhuận Trạch, Lương Sơn, Hòa Bình) để điều tra về hành vi cướp giật tài sản.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm