| Hotline: 0983.970.780

Tiết kiệm nước ngay từ đầu vụ hè thu

Thứ Hai 24/05/2021 , 18:33 (GMT+7)

Chủ động ứng phó với nguy cơ nắng nóng kéo dài có thể xẩy ra, Thừa Thiên - Huế yêu cầu các địa phương tiết kiệm nước ngay từ đầu vụ hè thu 2021.

Theo Sở NN-PTNT Thừa Thiên - Huế, vụ hè thu 2021, nắng nóng có thể kéo dài, tình trạng thiếu nước có thể xảy ra. Hiện dung tích trữ hiện tại các hồ chứa thủy lợi đạt 70% dung tích thiết kế, hồ chứa thủy điện phổ biến trên 48% dung tích thiết kế.

Thừa Thiên - Huế đang lên những kịch bản ứng phó với nguy cơ nắng hạn kéo dài có thể xẩy ra trong vụ hè thu 2021. Ảnh: Tiến Thành.

Thừa Thiên - Huế đang lên những kịch bản ứng phó với nguy cơ nắng hạn kéo dài có thể xẩy ra trong vụ hè thu 2021. Ảnh: Tiến Thành.

Do đó, các địa phương cần chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống hạn và chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp. Bố trí cơ cấu sản xuất nông nghiệp, thời vụ gieo trồng phù hợp với khả năng nguồn nước, tránh gieo trồng ở vùng không bảo đảm chủ động về nguồn nước trong cả vụ sản xuất. 

Theo đó, tuỳ thời gian sinh trưởng của từng loại giống và điều kiện thực tế của địa phương để bố trí thời vụ gieo cấy phù hợp, đảm bảo lúa vụ hè thu trổ tập trung từ 15/7 đến 30/7, phấn đấu thu hoạch xong trước ngày 05/9 để tránh mùa mưa bão.

Nhằm tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, hạn chế những thiệt hại do thiên tai gây ra đảm bảo sản xuất có hiệu quả, Sở NN-PTNT đã có hướng dẫn cơ cấu giống và lịch thời vụ gieo trồng một số loại cây trồng chính vụ hè thu 2021. Theo đó, chủ yếu nhóm giống lúa ngắn ngày và cực ngắn, chủ lực là: Khang Dân, TH5, HT1, HN6, ĐT100 (KH1), N87, N97 (nếp)...

Ngành nông nghiệp tỉnh đề nghị các địa phương có phương án sử dụng nước tiết kiệm ngay từ đầu vụ hè thu 2021. Ảnh: PVT.

Ngành nông nghiệp tỉnh đề nghị các địa phương có phương án sử dụng nước tiết kiệm ngay từ đầu vụ hè thu 2021. Ảnh: PVT.

Để bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh vụ hè thu 2021, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng đã yêu cầu các đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn nước vụ hè thu phù hợp với thực trạng nguồn nước. Trong đó, cần lưu ý xác định nguy cơ bị ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn chi tiết đến từng vùng, khu vực để có giải pháp cụ thể.

Thường xuyên kiểm kê nguồn nước trong công trình thủy lợi, thực hiện tiết kiệm nước ngay từ đầu vụ, có kế hoạch phân phối nước hợp lý từ đầu vụ sản xuất và điều chỉnh hợp lý khi nguồn nước bị thiếu hụt để bảo đảm cung cấp đủ cho các nhu cầu thiết yếu cho cả mùa khô năm 2021.

Tỉnh yêu cầu các địa phương, ngành nông nghiệp khẩn trương xây dựng phương án ra quân vớt bèo, nạo vét các hói, kênh rạch bị bồi lấp, sửa chữa các tuyến kênh mương, đê bao hị hư hỏng, triển khai các trạm bơm dã chiến để đảm bảo nguồn nước tưới tiêu cho những diện tích lúa đã gieo trồng.

Đồng thời, xây dựng phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đấy lúa kém hiệu quả, nhất là đối với những vùng cao, gò đồi. 

Xem thêm
Chăn nuôi Bắc Kạn vượt khó: [Bài 1] Cứu cánh từ đàn đại gia súc

Trong bối cảnh dịch tả lợn Châu Phi hoành hành gây thiệt hại lớn, chăn nuôi đại gia súc trở thành cứu cánh của nhiều người dân, hợp tác xã ở tỉnh Bắc Kạn.

Biên Hòa phát hiện, xử lý các lò mổ lậu

Đồng Nai Lực lượng liên ngành thành phố Biên Hòa đang tăng cường kiểm tra, xử lý các điểm giết mổ không phép trên địa bàn, nhất là trong giai đoạn cuối năm.

Cay đắng vì mua nhầm giống cúc mâm xôi lạ, chậm trổ bông

Bến Tre Hiện tượng cúc mâm xôi chậm phân cành, chậm phân hóa mầm hoa xảy ra với 70 hộ, số lượng khoảng 149.000 chậu, chiếm khoảng 10% tổng lượng cúc mâm xôi của huyện Chợ Lách.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.