| Hotline: 0983.970.780

Tìm giải pháp giảm chi phí sản xuất tôm nước lợ

Thứ Sáu 24/05/2019 , 11:50 (GMT+7)

Ngày 24/5, tại Sóc Trăng, Tổng cục Thủy sản cùng với Hội nghề cá Việt Nam tổ chức diễn đàn “Giải pháp giảm giá chi phí sản xuất tôm nước lợ”.

Diễn đàn Khoa học Công nghệ nuôi tôm nước lợ

Diễn đàn thu hơn hơn 250 nông dân, chủ trang trại và đại diện các HTX, doanh nghiệp (DN) cung cấp dịch vụ vật tư thủy sản, tôm giống và chế biến tôm xuất khẩu tham dự. Đây là vấn đề được đông đảo người nuôi tôm quan tâm hiện nay.

Với mục tiêu giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam năm 2019 đạt trên 4,2 tỷ USD, định hướng phát triển ngành tôm theo quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, hướng đến không sử dụng hóa chất, thuốc kháng sinh ở tất cả các phương thức nuôi và các khâu trong chuỗi SX, lưu thông sản phẩm tôm.

Giới thiệu các mô hình nuôi tôm tại diễn đàn

Nguồn cung thị trường tôm thế giới từ các nước Ấn Độ, Ecuador, Indonesia, Thái Lan đều tăng, mức cạnh tranh giá bán tôm trong những tháng sắp tới dự báo có thể giảm từ 10.000-15.000 đ/kg so với hiện nay.

Trong khi, chi phí nuôi tôm ở nước ta còn cao hơn một số nước, do nhiều yếu tố như: Tôm giống, thức ăn qua nhiều khâu trung gian tăng 20-30% so giá gốc, tỷ lệ ao nuôi trúng chưa cao. Do đó tìm kiếm giải pháp tiết kiệm trong nuôi tôm cùng với ứng dụng các giải pháp công nghệ mới được xem cách tiếp cận khả thi giúp người nuôi tôm đạt lợi nhuận.

Theo Tổng Cục Thủy sản, thức ăn nuôi tôm chiếm tỷ lệ 65-70% trong giá thành SX, chi phí con giống cao, công nghệ chưa được cải tiến nên năng suất thấp, nhiều vùng còn thiếu điện quạt khí, giá vật tư đầu vào còn cao. Từ đó cho thấy dù diện tích nuôi tôm lớn nhưng sản lượng và giá trị thấp.

Các chuyên viên nghiên cứu Viện Nuôi trồng Thủy sản 2 và Khoa Thủy sản trường Đại học Cần Thơ cho rằng, cần các biện pháp nâng cao chất lượng tôm giống, tăng tỷ lệ nuôi tôm sống, giảm thiểu tối đa dịch bệnh.

Mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại tỉnh Sóc Trăng

Tại hội thảo nhiều tham luận bàn về các giải pháp của các nhà khoa học, DN và người nuôi tôm chú trọng giảm chi phí sản xuất. Sử dụng hợp lý thức ăn và dinh dưỡng tăng cường sức khỏe tôm nuôi, giải pháp giảm chi phí năng lượng tại trại nuôi.

Ông Ngô Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết,  phong trào nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao ở phát triển khá nhanh. Với lợi thế này, địa phương phấn đấu trong thời gian tới ưu tiên các mô hình ứng dụng công nghệ cao nhằm giảm chi phí đầu vào, nâng cao chất lượng tôm nuôi, đảm bảo tăng thu nhập cho người nuôi.

Đồng thời, đảm bảo mục tiêu của ngành tôm Việt Nam là cần phải tạo ra thị trường một nguồn tôm sạch trên thị trường thế giới.

Xem thêm
Một số nơi phát triển nóng nuôi cá nước lạnh

Cá nước lạnh đang có lợi thế phát triển mạnh ở nước ta. Tuy nhiên, việc sản xuất gặp không ít khó khăn về môi trường, dịch bệnh..., một số nơi phát triển nóng.

Tập huấn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản

CÀ MAU Ngày 19/12 tại TP Cà Mau, Cục Kiểm ngư phối hợp với Sở NN-PTNT Cà Mau tổ chức tập huấn hướng dẫn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Xây dựng nông thôn mới ở các làng, nơi ven biển thành nơi đáng sống

Đây là mục tiêu mà Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng ven biển.