| Hotline: 0983.970.780

Tìm giải pháp phát triển năng lượng tái tạo, thủy điện hiệu quả bền vững

Thứ Sáu 06/10/2017 , 13:14 (GMT+7)

Ngày 5/10, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN) tổ chức hội thảo: "Quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ, phát triển năng lượng tái tạo: An toàn, hiệu quả, bền vững".

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Văn Tùng 
 
Theo Thứ trưởng Bộ KH- CN Trần Văn Tùng, trong khoảng 15 năm trở lại đây, nhu cầu điện tại Việt Nam tăng mạnh. Đặc biệt, trong giai đoạn 2011-2016, nhu cầu điện thương phẩm tăng 9,5%/năm, điện tiêu dùng tăng khoảng 11%/năm. 
 
"Dự báo đến năm 2030, Việt Nam và nhiều nước trên thế giới sẽ đối mặt với nguy cơ thiếu năng lượng trầm trọng. Từ nước xuất khẩu năng lượng, Việt Nam có thể trở thành nước nhập khẩu năng lượng. Việc phát triển thủy điện, năng lượng tái tạo là yêu cầu cấp thiết, nhưng phải song song với bảo vệ môi trường..."- Thứ trưởng Bộ KH-CN nói.
 
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết, Việt Nam là nước có tiềm năng lớn về phát triển thủy điện. Theo số liệu thống kê của Bộ Công thương, tổng công suất lắp máy đã đạt 35.000 MW và lượng điện bình quân năm khoảng 300 tỷ kWh.
Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng
 
Tuy nhiên, khi rà soát trên nhiều phương diện, 468 dự án thủy điện vừa và nhỏ đã bị loại bỏ khỏi quy hoạch. Hiện nay, Bộ Công Thương vẫn chưa xem xét tái khởi động các dự án này. 
 
Theo PGS. TS Trần Đình Thiên- Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, Việt Nam có thể bổ sung và tiếp tục thực hiện các dự án thủy điện nhỏ và vừa, với điều kiện thay đổi các chính sách, cơ chế, giải pháp để bảo đảm lợi ích dài hạn, trong đó đặc biệt chú ý vấn đề môi trường, ổn định đời sống người dân khu vực bị ảnh hưởng. 
 
Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, đến năm 2020 đạt tổng công suất lắp đặt thủy điện đạt 21.600 MW; đến năm 2025 đạt 24.600 MW và đến năm 2030 đạt 27.800 MW.
 
Hiện nay, hầu hết các dòng sông, suối đã được nghiên cứu quy hoạch với 824 dự án thủy điện có tổng công suất 24.778 MW, bằng 95,3% tiềm năng khả thi. Trong đó, đã vận hành khai thác 17.987 MW; đang thi công xây dựng 165 dự án có tổng công suất 3.348 MW, bằng 13,51% tổng công suất quy hoạch; đã cho phép nghiên cứu đầu tư 260 dự án có tổng công suất 3.050 MW, bằng 12,31% tổng công suất quy hoạch;
 
Còn lại 56 dự án (chủ yếu quy mô nhỏ) chưa phê duyệt chủ trương đầu tư, tổng công suất 393,5 MW, bằng 1,59% tổng công suất quy hoạch.
PGS-TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam
 
Đối với các dự án thủy điện nhỏ có công suất nằm trong phạm vi từ 1 – 30 MW, cả nước có 714 dự án ( công suất 7.238 MW) nằm trong quy hoạch, trong đó đã vận hành khai thác 270 dự án (2.767,7 MW); đang thi công xây dựng 141 dự án (1.739 MW); đang nghiên cứu để đầu tư xây dựng 250 dự án (2.466 MW), còn lại 53 dự án (265,5 MW) chưa có chủ trương đầu tư.
 
Để đảm bảo an ninh năng lượng, Bộ Công Thương đã đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn để phát triển thủy điện, năng lượng tái tạo hiệu quả, bền vững.
 
Bộ Công Thương sẽ rà soát, đánh giá quy hoạch thủy điện các công trình thủy điện đang vận hành khai thác, kiên quyết loại bỏ ra khỏi quy hoạch những dự án có ảnh hưởng đến đất rừng, nhất là các dự án thủy điện thuộc khu vực Tây Nguyên, Tây Bắc và Trung Trung Bộ.
 
Hội thảo được kỳ vọng sẽ đem lại cơ hội cho các nhà quản lý từ trung ương tới địa phương, các chuyên gia, nhà khoa học, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp liên quan trao đổi ý kiến, kinh nghiệm về khung khổ pháp lý nhằm khắc phục những tồn tại từ trước tới nay trong lĩnh vực thủy điện, năng lượng tái tạo; đồng thời phát huy hiệu quả các dự án công trình thủy điện nhỏ, năng lượng tái tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững; hay tăng cường công tác quản lý, giám sát nhà nước toàn diện, thống nhất từ trung ương đến địa phương về quy hoạch, quản lý, đầu tư, tư vấn, thiết kế, phê duyệt, kiểm tra, giám sát thi công xây dựng các công trình, dự án năng lượng tái tạo, trong đó có thủy điện nhỏ; hạn chế tối đa các vấn đề phát sinh, giảm thiệt hại cho cộng đồng cư dân vùng dự án và hạ lưu các thủy điện.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm