| Hotline: 0983.970.780

Tìm giải pháp thúc đẩy phát triển ĐBSCL

Thứ Tư 13/07/2016 , 19:53 (GMT+7)

Chiều 13/7, tại TP Vị Thanh, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Bộ NN-PTNT và UBND tỉnh Hậu Giang phối hợp tổ chức Hội thảo “Các giải pháp kiểm soát mặn, trữ nước ngọt để phục vụ sản xuất và dân sinh vùng ĐBSCL”.

17-47-43_lnh-do-bn-chi-do-ty-nm-bo-bo-nn-ptnt-v-ubnd-tinh-hu-ging-dong-chu-tri-hoi-tho-1
Lãnh đạo Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Bộ NN-PTNT và UBND tỉnh Hậu Giang đồng chủ trì hội thảo

 

Hội thảo là hoạt động quan trọng trong khuân khổ Diễn đàn Hợp tác Kinh tế ĐBSCL (MDEC – Hậu Giang 2016), thu hút trên 250 đại biểu là các nhà quản lý, nhà khoa học tham gia.

Phát biểu đề dẫn hội thảo, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Văn Thắng đã nêu ra những thách thức mà ĐBSCL đang phải đối mặt.

Theo đó, ĐBSCL là vùng có địa hình trũng, thấp, tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) gây hạn hán, nước biển dâng, sụt lún đất do khai thác nước ngầm quá mức, đang đặt ra nhiều thách thách thức.

Cụ thể trận hạn, mặn lịch sử do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino vừa qua đã gây thiệt hại rất lớn cho ĐBSCL, với 248.000 ha lúa, hoa mùa và cây ăn trái bị thiệt hại; trên 3.000 ha nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng; hơn 230.000 hộ dân bị thiết nước sinh hoạt trầm trọng…

Vì vậy, việc tìm ra các giải pháp kiểm soát mặn, trữ nước ngọt để phục vụ sản xuất và dân sinh là vấn đề rất cấp bách hiện nay.

Theo GS.TSKH Nguyễn Ngọc Trân, hiện nay và trong những thập kỷ tới, ĐBSCL phải đối diện ít nhất với 2 thách thức toàn cầu, một thách thức khu vực và một thách thức từ sự khai thác tài nguyên tại đồng bằng. Thách thức toàn cầu đó là BĐKH, nước biển dâng và toàn cầu hóa kinh tế, hội nhập quốc tế. Thách thức khu vực đó là việc khai thác tài nguyên nước trên thượng nguồn châu thổ, trong đó có việc chuyển nước và nhất là việc khai thác thủy điện trên dòng chính sông Mekong, trong khi nhu cầu nước ngày càng tăng.

“Tác động kép của thách thức toàn cầu và thách thức khu vực sẽ càng mạnh mẽ hơn. Đồng bằng bị đe dọa trong chính sự tồn tại của mình”, GS Trân cảnh báo.

GS Trân đề xuất các giải pháp: 1- Ở cấp vĩ mô, các nước trong khu vực phải xây dựng cơ chế sử dụng nguồn nước, với tinh thần hợp tác cùng có lợi. 2- Các Bộ và Ủy ban Mekong Việt Nam, cùng các nhà khoa học cần phát hiện, theo dõi, đánh giá tác động của các dự án khai thác nguồn nước thượng nguồn. 3- Phải rà soát lại quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, theo hướng phải tiết kiệm nước ngọt, sống chung với hạn, mặn. 4- Chuyển dần mô hình phát triển ở đồng bằng từ chiều rộng sang chiều sâu. 5- Liên kết chuỗi, liên kết vùng, phát triển kinh tế vùng, tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng. 6- Hợp tác quốc tế…

PGS.TS Trịnh Công Vấn, Viện trưởng Viện đổi mới công nghệ thủy lợi Mekong đề xuất giải pháp nạo vét kênh rạch sử dụng mô hình “ngân hàng đất” và chống vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi vùng ĐBSCL. Theo đó, nạo vét kênh rạch rất cần thiết để duy trì năng lực các kênh tưới hoặc thoát lũ đồng thời đảm bảo an toàn giao thông thủy. Các kênh rạch sau khi nạo vét còn có chức năng làm “hồ chứa nước ngọt tạm thời” để phục vụ trong thời gian hạn mặn.

Xem thêm
Không thiếu quất, bưởi cảnh trưng Tết

Hưng Yên Tác động tiêu cực của mưa, bão làm gia tăng chi phí chăm sóc nên các dòng quất cảnh, bưởi cảnh tại Văn Giang có giá bán cao hơn so với mọi năm.

Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Bổ nhiệm ông Nguyễn Hữu Tú làm Tổng Giám đốc Tập đoàn Hoá chất Việt Nam

Vinachem vừa ban hành Quyết định số 18/QĐ-HCVN bổ nhiệm ông Nguyễn Hữu Tú, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Tập đoàn giữ chức vụ Tổng Giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.