| Hotline: 0983.970.780

Tìm thấy cá không mặt từng bị xếp vào loài tuyệt chủng

Thứ Tư 31/05/2017 , 15:01 (GMT+7)

Các nhà khoa học Australia vừa thông báo đã phát hiện hàng chục loài sinh vật chưa từng biết đến ẩn náu dưới đáy biển sâu, trong đó có loài "cá không mặt".

14-49-05_nh-1
14-49-05_nh-2
Loài "cá không mặt" vừa được các nhà khoa học Australia tìm thấy ở đáy biển sâu ngoài khơi vùng Tasmania (ảnh do Viện bảo tàng Victoria của Australia cung cấp)

Cuộc nghiên cứu trên do Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghiệp khối Thịnh vượng chung (CSIRO) thực hiện dưới đáy biển sâu ngoài khơi bờ biển Tasmania của Australia. Các nhà khoa học đã sử dụng máy quay phim dưới nước để ghi lại những hình ảnh đầu tiên về cuộc sống dưới đáy biển ở độ sâu khoảng hơn 4.000 mét.

Các nhà khoa học cho biết qua những thước phim ghi lại được, họ đã phát hiện ra những sinh vật kỳ quái, hiếm có hay chưa từng biết đến tại vùng biển của Australia, trong đó có loài "cá không mặt". Loài cá này có mũi, miệng, nhưng lại không có mặt. Loài cá này có mắt ở phía dưới nhưng dường như rất khó để có thể nhìn thấy mắt của chúng. Trong lịch sử, loài cá không mặt cũng từng được tìm thấy ở biển Coral vào năm 1870, sau đó loài cá này được cho là đã tuyệt chủng.

Theo Trưởng nhóm nghiên cứu Tim O'Hara, những dữ liệu trên thu được tại khu vực đáy biển sâu về phía đông, nơi không hề có ánh sáng và rất lạnh (với nhiệt độ khoảng 1 độ C), được sử dụng để thiết lập hải đồ về biến đổi khí hậu.

Xem thêm
Kon Tum khẩn trương di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư

Di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực dân cư là hướng đi đúng đắn của tỉnh Kon Tum nhằm bảo vệ môi trường, vệ sinh thực phẩm và phát triển bền vững.

Bắt chó thả rông trên tinh thần không đánh trống bỏ dùi

ĐỒNG NAI Trước diễn biến bệnh dại phức tạp, tỉnh Đồng Nai đặt mục tiêu sẽ chặt đứt nguồn lây bệnh từ chó thả rông, chó dại.

Lúa khỏe, năng suất tăng nhờ phân bón hữu cơ và cấy hàng rộng, hàng hẹp

NAM ĐỊNH Sử dụng phân bón hữu cơ kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp cây lúa khỏe, sạch sâu bệnh, giảm công lao động và chi phí bảo vệ thực vật...