| Hotline: 0983.970.780

Tỉnh nghèo Bắc Kạn chi 10 tỷ đồng sửa sai cho một công trình?

Thứ Hai 08/03/2021 , 09:03 (GMT+7)

Chưa làm rõ sai phạm tại công trình hồ thủy lợi Mạy Đẩy, nhưng tỉnh Bắc Kạn đã dành tiền ngân sách nhằm khắc phục hậu quả...

Đổng Xá là một xã nghèo, vùng sâu vùng xa của huyện Na Rỳ, giao thông đi lại khó khăn, với gần 100% là người dân tộc thiểu số. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trước những năm 2010 chiếm phần lớn ở trong xã, thậm chí có thôn 100% là hộ nghèo. Đời sống kinh tế của người dân chủ yếu phụ thuộc vào việc trồng rừng và một phần ít ỏi ruộng 1 vụ cấy lúa.

Để giảm bớt khó khăn của người dân, cũng như kích thích sự phát triển kinh tế của xã Đổng Xá, huyện Na Rỳ và tỉnh Bắc Kạn đã đầu tư nhiều công trình hạ tầng là kênh mương, thủy lợi và giao thông. Trong đó có thể kể đến công trình hồ thủy lợi Mạy Đẩy, với mục đích phục vụ tưới tiêu cho cánh đồng thôn Nà Vạng và một phần đồng ruộng của người dân xã Đổng Xá từ 1 vụ lên 2 vụ, hoặc tưới tiêu cho cây màu.

Hồ Mạy Đẩy từ hơn 10 năm nay không thể tích được nước do những vết rò rỉ ở thân đập. Ảnh: Văn Nguyễn.

Hồ Mạy Đẩy từ hơn 10 năm nay không thể tích được nước do những vết rò rỉ ở thân đập. Ảnh: Văn Nguyễn.

Công trình hồ thủy lợi Mạy Đẩy do UBND huyện Na Rỳ (Bắc Kạn) làm chủ đầu tư, đơn vị thi công là Công ty CP Nghĩa Sơn với tổng kinh phí là hơn 4,3 tỷ đồng, quy mô tưới tiêu cho hơn 11ha đất nông nghiệp của xã Đổng Xá, huyện Na Rỳ. Công trình tiến hành thi công từ giữa năm 2008, được Ban Quản lý các dự án (BQLDA) huyện Na Rỳ nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng vào ngày 29/12/2008.

Nhưng chỉ sau hơn 1 năm hoạt động, trên thân đập hồ Mạy Đẩy xuất hiện ngày càng nhiều vết rò rỉ, không an toàn khi dâng nước. Từ năm 2011 đến nay, công trình này đã bị bỏ hoang phí, cơ bản không thể phục vụ tưới tiêu được nữa.

Sự việc hồ thủy lợi Mạy Đẩy không thể tích nước và mất an toàn cũng đã được Chi cục Thủy lợi và Phòng, chống lụt bão tỉnh Bắc Kạn xác nhận và đưa vào báo cáo hàng năm trước mỗi mùa mưa vì mức độ mất an toàn cao.

Do hồ không tích được nước làm lộ vết sụt trên mái đập. Ảnh: Văn Nguyễn.

Do hồ không tích được nước làm lộ vết sụt trên mái đập. Ảnh: Văn Nguyễn.

Phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam đã tìm hiểu thực tế, thời điểm hiện tại hồ Mạy Đẩy ở trong tình trạng nước cạn, ở giữa thân đập có nhiều vết đứt gãy, sụt lún tạo thành những khe nứt rộng từ 3cm tới hơn 10cm; mảng bê tông ở mái đập phía trong có dấu hiệu bị sụt, vỡ; đường ống dẫn nước cũng đã hư hỏng,...

Theo phản ánh của những người dân địa phương trước đây đi làm công nhân cho doanh nghiệp thi công công trình cho biết:  Lúc làm thân đập, họ không vét hết bùn đáy mà cứ đổ đất lên, đến khi lu thì bùng bình, phồng chỗ lọ, lõm cho kia. Khi công trình hoàn thành, cho dâng nước lên là nhiều vết rò rỉ khắp thân đập, sau hơn 1 năm thì quá lớn nên phải xả nước ra vì sợ vỡ đập cuốn trôi nhà cửa, cây cối, tài sản của người dân bên dưới.

Ông Hoàng Văn Thường là người địa phương, từng làm công nhân cho doanh nghiệp xây dựng hồ Mạy Đẩy kể về những sai phạm trong quá trình xây dựng. Video: Văn Nguyễn.

Công trình hồ thủy lợi Mạy Đẩy có giá trị tới hơn 4,3 tỷ đồng, nhiều dấu hiệu rất rõ ràng về việc sai phạm trong thi công, quản lý dự án gây lãng phí số tiền lớn của Nhà nước. Sự việc này chưa được tỉnh Bắc Kạn làm rõ, truy cứu trách nhiệm. 

Theo như kết quả thẩm định số 2058, ngày 23/10/2020 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn, hồ thủy lợi Mạy Đẩy sẽ được đầu tư xây dựng với số tiền là 10,047 tỷ đồng, bằng nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới và vốn đối ứng, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Bắc Kạn làm chủ đầu tư. Dự kiến, công trình này sẽ được khởi công trong nửa đầu tháng 3/2021.

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm