| Hotline: 0983.970.780

Tổ chức quốc tế chung tay hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm

Thứ Sáu 28/04/2023 , 15:30 (GMT+7)

Hưởng ứng thông điệp từ Hội nghị toàn cầu Hệ thống Lương thực thực phẩm lần thứ 4, Việt Nam và các tổ chức quốc tế cam kết phối hợp hỗ trợ người dân.

Hơn 300 đại biểu, trong đó khoảng 2/3 đến từ quốc tế, đã dự Hội nghị LTTP toàn cầu lần thứ 4 tại Việt Nam. Ảnh: Tùng Đinh.

Hơn 300 đại biểu, trong đó khoảng 2/3 đến từ quốc tế, đã dự Hội nghị LTTP toàn cầu lần thứ 4 tại Việt Nam. Ảnh: Tùng Đinh.

Trong 50 năm qua, CGIAR đã làm việc với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, để giới thiệu khoa học và các sáng kiến nhằm giảm nạn đói và thúc đẩy phát triển hệ thống lương thực thực phẩm (LTTP) và nông nghiệp trên phạm vi toàn cầu.

Hiện 5 trong số 15 trung tâm của tổ chức này có văn phòng đại diện tại Việt Nam, điều phối hơn 100 dự án và giúp hàng triệu nông dân Việt Nam hưởng lợi, bao gồm Liên minh Bioversity và CIAT, Trung tâm Khoai tây Quốc tế (CIP), Trung tâm -Nghiên cứu Nông lâm Quốc tế (ICRAF), Viện nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế (ILRI) và Viện nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI).

Với việc chuyển đổi hệ thống LTTP là một trong những trọng tậm hướng tới của CGIAR, trong năm 2020, các trung tâm của CGIAR đã tham gia hỗ trợ kỹ thuật cho các đối thoại cấp vùng và cấp quốc gia về chuyển đổi hệ thống LTTP tại Việt Nam, trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh của Liên hiệp quốc về Hệ thống LTTP (UNFSS). Sau đó, các trung tâm đã tiếp tục tham gia Nhóm Kỹ thuật hỗ trợ Việt Nam trong việc xây dựng Chương trình Hành động Quốc gia về chuyển đổi Hệ thống LTTP bền vững, được Chính phủ phê duyệt hồi tháng 3/2023.

Trong 4 ngày từ 24 - 27/4, CGIAR cùng với hàng trăm tổ chức quốc tế tham dự đóng góp cho Hội nghị Toàn cầu về Hệ thống LTTP bền vững của Mạng lưới Một hành tinh. Sự kiện này nhằm thúc đẩy hơn nữa cách tiếp cận hệ thống LTTP và quản trị và hợp tác toàn diện ở tất cả các cấp và cung cấp diễn đàn cho các đầu mối điều phối quốc gia, liên minh UNFSS, các sáng kiến đa bên có liên quan và các tác nhân trong hệ thống LTTP, xây dựng năng lực và tăng cường nỗ lực tập thể trong các lộ trình hướng tới hệ thống LTTP bền vững, trước thềm hội nghị đánh giá các nỗ lực của UNFSS 2023.

Thông qua phiên họp bên lề của Hội nghị LTTP toàn cầu, Liên minh Bioversity và CIAT và các trung tâm của CGIAR đã đề xuất một số điều chỉnh trong chương trình nghiên cứu, với ưu tiên giúp Việt Nam chuyển đổi hệ thống LTTP bền vững và hướng tới cải thiện chế độ ăn lành mạnh góp phần đảm bảo an ninh LTTP và dinh dưỡng.

Bà con đồng bào dân tộc nhận giống rau của chương trình tài trợ. Ảnh: Bảo Thắng.

Bà con đồng bào dân tộc nhận giống rau của chương trình tài trợ. Ảnh: Bảo Thắng.

Ông Stephan Weise, Giám đốc khu vực châu Á của Liên minh chia sẻ: “Việt Nam chắc chắn là một trong những quốc gia có thể điều chỉnh các chính sách về hệ thống thực phẩm và nông nghiệp quốc gia phù hợp với khuyến nghị toàn cầu liên quan đến khí hậu, đa dạng sinh học và thương mại”.

Theo ông Weise, kế hoạch quốc gia về chuyển đổi hệ thống LTTP minh bạch, trách nhiệm và bền vững vừa mới ban hành ở Việt Nam bao gồm nhiều hành động thiết thực như phát triển sản xuất gồm cả chăn nuôi bền vững, chuỗi giá trị, và tiêu dùng thực phẩm theo hướng thuận thiên, giảm phát thải, tạo ra các giống chống biến đổi khí hậu. Kế hoạch cũng xem xét yếu tố môi trường để áp dụng các công nghệ nông nghiệp thông minh.

Trên cơ sở này, Liên minh Bioversity và CIAT cam kết hoạt động mạnh mẽ trong các lĩnh vực môi trường thực phẩm, cải thiện hành vi người tiêu dùng, chuyển đổi nông nghiệp kỹ thuật số, phát triển cảnh quan bền vững, đa dạng sinh học cho hệ thống LTTP và nông nghiệp.

Ngoài thực hiện các sáng kiến của CGIAR như SHiFT, SAPLING, Nature-Positive Solutions, Plant Health và Asian-Mega Deltas, các dự án của Liên minh còn nghiên cứu xác định các mốc quan trọng liên quan đến chương trình Chuyển đổi Hệ thống LTTP, Chương trình hành động quốc gia Không còn Nạn đói và Kế hoạch Quốc gia về Thích ứng với Biến đổi Khí hậu.

Liên minh Bioversity và CIAT cũng cam kết dành nguồn lực để tạo và nhân rộng các giải pháp đối với các bệnh mới nổi trên cây sắn tại Việt Nam, giám sát việc sử dụng đất và phá rừng trồng cà phê. Đây đều là những vấn đề giúp ngành nông nghiệp hưởng lợi, khi sắn đang vươn mình thành “cây tỉ đô”, còn châu Âu vừa thông qua dự luật cấm nhập khẩu những mặt hàng nông sản có quy trình sản xuất làm suy giảm rừng.

Tổ chức mô hình nông lâm kết hợp tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Ảnh: Bảo Thắng.

Tổ chức mô hình nông lâm kết hợp tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Ảnh: Bảo Thắng.

Sử dụng các giải pháp tự nhiên để phục hồi đất bị suy thoái, nguồn nước bị ô nhiễm, đồng thời cải thiện sinh kế địa phương cũng là mục tiêu mà ICRAF đang cố gắng tạo ra từ các môi trường nông nghiệp đa chức năng mới.

Hiện tổ chức làm việc với địa phương ở cấp cảnh quan và trang trại để thí điểm và chứng minh các mô hình nông lâm kết hợp, trước mắt là ngăn chặn nạn phá rừng, giúp giảm chuyển đổi đất lâm nghiệp sang đất nông nghiệp, cũng như phục hồi đất bị thoái hóa thông qua thực hành nông lâm kết hợp.

Chẳng hạn, dứa hoặc cỏ trồng theo đường đồng mức trên đất dốc giúp làm chậm dòng chảy của nước và giảm dòng chảy của lớp đất trên cùng. Cây xanh trong thực hành nông lâm kết hợp giúp ổn định cấu trúc đất và cải thiện độ phì nhiêu của đất.

Đặc biệt, thu nhập dài hạn và dòng tiền của người nông dân được cải thiện rõ rệt. Ví dụ: Giá trị ròng của hệ thống nông lâm kết hợp dựa vào ngô (với cây keo và xoài hoặc nhãn) có thể tới 30.000 - 55.000 USD/ha so với 6.000 USD/ha của ngô độc canh sau 20 năm.

Quan trọng nhất, trong giai đoạn thí điểm, tổng thu nhập ròng từ hệ thống nông lâm kết hợp dựa vào ngô vẫn ổn định nhờ nguồn thu từ cây ăn quả hoặc thức ăn thô xanh trồng xen.

Việt Nam hiện là quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Để giảm thiểu tác động chung, Việt Nam đang nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính trong ngành hàng xuất khẩu chủ lực là lúa gạo, thông qua đề án mới về xây dựng 1 triệu hec-ta lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Áp dụng drone trong canh tác lúa tại khu vực ĐBSCL. Ảnh: IRRI.

Áp dụng drone trong canh tác lúa tại khu vực ĐBSCL. Ảnh: IRRI.

Trước đó, từ thập niên 1960, Việt Nam đã hợp tác với IRRI để lai tạo các giống lúa chống chịu khí hậu. Cùng với một loạt sáng kiến được đồng hỗ trợ bởi IRRI như: Tưới khô xen kẽ (giúp giảm tới 50% lượng khí mê-tan); “Một phải, năm giảm” giúp giảm và tối ưu hóa đầu vào; Thúc đẩy cơ giới hóa và sau thu hoạch, Việt Nam từ một nước nhập khẩu gạo trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba thế giới.

Cùng với các can thiệp chính sách bao gồm: Xây dựng Lộ trình quốc gia về gạo phát thải thấp; Xây dựng khung phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon; Xây dựng quy trình canh tác lúa theo hướng thích ứng khí hậu cho các vùng sinh thái, IRRI cam kết tiếp tục chuyển giao các sáng kiến, các biện pháp quản lý tốt nhất để sản xuất lúa gạo có giá trị cao, phát thải thấp trong đề án 1 triệu hec-ta, phối hợp cùng Bộ NN&PTNT, Cục Trồng trọt và Sở NN&PTNT các tỉnh.

Đồng thời, IRRI sẽ nghiên cứu triển khai hệ thống đo lường, báo cáo và xác minh cho thị trường carbon gạo, nhằm đánh giá một cách chính xác những chuyển đổi của Việt Nam trong việc chuyển đổi hệ thống LTTP.

Ở nước ta, số lượng nông hộ nhỏ lẻ còn tương đối lớn. Điều này gây ảnh hưởng nhiều tới lĩnh vực chăn nuôi, nhất là trong bối cảnh chăn nuôi đang phải giải quyết những vấn đề liên quan tới phát triển bền vững.

Dự án SafePORK giúp cải thiện, nâng cao chất lượng thịt lợn tại chợ truyền thống. Ảnh: ILRI.

Dự án SafePORK giúp cải thiện, nâng cao chất lượng thịt lợn tại chợ truyền thống. Ảnh: ILRI.

Hòa chung dòng chảy của các trung tâm CGIAR, ILRI đã tham gia hỗ trợ chuyển đổi hệ thống thực phẩm tại Việt Nam, trong đó đặc biệt là hỗ trợ kỹ thuật liên quan đến an toàn thực phẩm và Một sức khỏe cho Chương trình Hành động Quốc gia về chuyển đổi hệ thống LTTP.

Nghiên cứu về an toàn thực phẩm của ILRI tập trung vào thực phẩm có nguồn gốc động vật, chủ yếu là thịt lợn. Đây là mặt hàng được xem là thiết yếu của người Việt Nam và thường được cung cấp, phân phối tại các chợ truyền thống – nơi có nguy cơ xảy ra mất an toàn thực phẩm.

Gần đây, thông qua dự án SafePORK do Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Úc (ACIAR) tài trợ, kết quả can thiệp an toàn thực phẩm trong giết mổ và bán lẻ thịt lợn truyền thống tại miền Bắc đã được cải thiện đáng kể thông qua các biện pháp can thiệp đơn giản và chi phí thấp. Các kết quả bao gồm việc giảm tỷ lệ nhiễm Salmonella, một trong những mầm bệnh thực phẩm phổ biến nhất, trên thịt lợn bán lẻ từ 52% xuống 24% tại các chợ truyền thống được nghiên cứu ở hai tỉnh Hưng Yên và Thái Nguyên. Dự án vừa giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền qua thực phẩm ở thịt lợn có nguồn gốc từ các chợ truyền thống, lò mổ, vừa góp phần giúp người Việt Nam có những bữa ăn lành mạnh, bổ dưỡng hơn. Dự án hiện đang lập kế hoạch để nhân rộng các mô hình can thiệp ra một số tỉnh khác tại Việt Nam.

Với một khu vực có đông dân cư như châu Á, việc đảm bảo bữa ăn khoảng cách đây vài chục năm, phụ thuộc vào ngô, khoai, sắn. Thống kê cho thấy, khoai tây và khoai lang lần lượt là cây lương thực quan trọng thứ 4 và thứ 8 tại châu lục.

Nắm bắt điều ấy, CIP đã sử dụng sự đa dạng di truyền tại ngân hàng gen để tạo ra hơn 100 giống khoai tây và khoai lang cải tiến. Các giống khoai tây chín sớm, kháng bệnh, chịu nhiệt, hạn và mặn và các giống khoai lang ruột cam giàu vitamin A giúp người nông dân dễ tiêu thụ hơn và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Từng có thời điểm, Việt Nam có khoảng 100.000 ha khoai tây, nhưng giống khoai tây vốn nhạy cảm với thời tiết và các loài gây hại, nên hiệu quả kinh tế thấp dần khi chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Vì lẽ đó, những nghiên cứu của CIP không những hỗ trợ 2,9 triệu hộ nông dân trồng khoai tâymà còn góp phần vào quá trình chuyển đổi kinh tế, xã hội của Việt Nam và cơ cấu lại giỏ thực phẩm của mỗi gia đình.

Xem thêm
Kỷ luật ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét kỷ luật ông Võ Văn Thưởng

Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét, xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.

Hậu Giang: 200ha diện tích nông nghiệp được xác nhận an toàn thực phẩm

Hậu Giang khẳng định vị thế phát triển nông nghiệp an toàn với hơn 200ha được xác nhận an toàn thực phẩm, gồm chuỗi giá trị cây ăn trái, lúa gạo, thủy sản, rau màu.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Viện Cây ăn quả miền Nam đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Tiền Giang Viện Cây ăn quả miền Nam (Sofri) vừa tổ chức lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất và kỷ niệm 30 năm thành lập Viện 1994 - 2024.