| Hotline: 0983.970.780

Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc đứng thứ 3 toàn quốc

Thứ Năm 08/07/2021 , 10:23 (GMT+7)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc 6 tháng đầu năm 2021 tăng 14,21% so với cùng kỳ năm 2020 và cao thứ 3 so với toàn quốc.

Toàn cảnh buổi họp báo. Ảnh: Đức Hiền.

Toàn cảnh buổi họp báo. Ảnh: Đức Hiền.

Sáng 7/7 UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức họp báo thông tin về tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2021. Theo thông tin công bố, trong 6 tháng đầu năm tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh này ước tăng 14,21% so với cùng kỳ năm 2020, mức tăng trưởng cao nhất so với vùng Đồng bằng Sông Hồng và cao thứ 3 so với toàn quốc. Đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất của tỉnh trong vòng 10 năm trở lại đây.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, tuy chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng vẫn đạt một số kết quả tích cực. Thu ngân sách trên địa bàn 6 tháng đầu năm ước đạt 19.139 tỷ đồng, đạt 62,3% dự toán và bằng 133% so với cùng kỳ.

Ngành Công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc tiếp đà phát triển từ các tháng cuối năm 2020, đạt mức tăng 23,26% so với cùng kỳ năm. Mặc dù chịu tác động của dịch bệnh Covid-19 nhưng các doanh nghiệp chủ lực sản xuất ô tô, xe máy, linh kiện điện tử vẫn có mức tăng trưởng khá.

Ngành Nông Lâm nghiệp và Thủy sản ổn định và tăng trưởng khá, cơ cấu cây trồng chuyển dịch tích cực sang các loại có năng suất, chất lượng, giá trị cao.

Ngành dịch vụ 4 tháng đầu năm đều có mức tăng khá so với cùng kỳ năm trước, riêng tháng 5 có suy giảm do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nhưng tính chung 6 tháng đầu năm vẫn có sự tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm 2020, ở tất cả các lĩnh vực như: Thương mại, du lịch, vận tải hàng hóa và hành khách…

Sở dĩ tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 6 tháng đầu năm 2021 tăng cao do những nỗ lực của Tỉnh ủy, HĐND, UBND trong việc tháo gỡ những điểm nghẽn, tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp duy trì sản xuất, không bị đứt gãy các chuỗi cung ứng, hạn chế tối đa tình trạng doanh nghiệp dừng sản xuất, công nhân mất việc làm.

Trong đó, tập trung xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai 5 nhiệm vụ trọng tâm và 3 đột phá; rà soát toàn bộ các ngành, lĩnh vực để khắc phục tồn tại, hạn chế nhằm tháo gỡ điểm nghẽn, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; ban hành Chương trình hành động với 6 nhóm trọng tâm chỉ đạo điều hành, 11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chung; giao các sở, ban, ngành thực hiện 18 chỉ tiêu kinh tế - xã hội và 182 nhóm nhiệm vụ cụ thể.

Thu ngân sách của tỉnh Vĩnh Phúc trong 6 tháng đầu năm ước đạt 19.139 tỷ đồng, đạt 62,3% dự toán và bằng 133% so với cùng kỳ.

Thu ngân sách của tỉnh Vĩnh Phúc trong 6 tháng đầu năm ước đạt 19.139 tỷ đồng, đạt 62,3% dự toán và bằng 133% so với cùng kỳ.

Nhiệm vụ trọng tâm trong các tháng cuối năm của tỉnh là tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19, vừa quyết liệt phòng, chống, khống chế dịch, vừa tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống người dân. Đẩy mạnh cải cách và tạo đột phá về thể chế, cơ chế chính sách nhằm tháo gỡ điểm nghẽn, khai thông các nguồn lực.

Trong đó, tập trung hoàn thiện các chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển công nghiệp, dịch vụ chất lượng cao. Các cấp, các ngành triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả cơ chế, chính sách đã được ban hành để hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhanh chóng khôi phục sản xuất kinh doanh.

Chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiện công tác xúc tiến đầu tư đón đầu thời cơ mới mở ra sau đại dịch. Đa dạng hóa các hình thức kết nối nhà đầu tư. Duy trì hợp tác, kết nối với các tổ chức quốc tế nhằm kết nối doanh nghiệp, hợp tác về xúc tiến đầu tư…

Thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử; tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm vấn nạn hàng giả, hàng lậu, không đúng quảng cáo trên nền tảng thương mại điện tử.

Xem thêm
Thái Nguyên có thêm 2 Phó Giám đốc Sở

Sở Lao Động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên vừa có tân Phó Giám đốc.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Khát vọng Huổi Khon

13 năm trước, bản vùng cao này là một điểm nóng về trật tự xã hội, nhưng giờ thay da đổi thịt như một lời hứa nguyện theo Đảng, theo chính quyền của bà con.