| Hotline: 0983.970.780

Tội danh gì cho 6 người trong gia đình ông Vươn?

Thứ Ba 21/02/2012 , 09:53 (GMT+7)

Bằng loạt bài viết này, NNVN xin góp thêm tiếng nói nhằm làm sáng tỏ một số tình tiết trong vụ án liên quan đến 6 người trong gia đình kĩ sư Đoàn Văn Vươn (xã Quang Vinh, Tiên Lãng, Hải Phòng).

Kĩ sư Đoàn Văn Vươn

Bằng loạt bài viết này, NNVN xin góp thêm tiếng nói nhằm làm sáng tỏ một số tình tiết trong vụ án liên quan đến 6 người trong gia đình kĩ sư Đoàn Văn Vươn (xã Quang Vinh, Tiên Lãng, Hải Phòng).

 

Sau vụ cưỡng chế đầm nuôi trồng thủy sản của gia đình kỹ sư Đoàn Văn Vươn do UBND huyện Tiên Lãng tổ chức vào sáng ngày 5/1/2012, cơ quan CSĐT công an TP Hải Phòng đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ”, ra quyết định khởi tố bị can đối với 6 người trong gia đình kỹ sư Đoàn Văn Vươn, trong đó các ông Đoàn Văn Sinh, 55 tuổi (anh trai ông Vươn), Đoàn Văn Vươn (49 tuổi), Đoàn Văn Quý (46 tuổi, em trai ông Vươn), Đoàn Văn Vệ (38 tuổi, cháu ông Vươn), bị khởi tố về hai hành vi “Giết người” theo điều 93 BLHS và “Chống người thi hành công vụ” theo điều 257 BLHS.

Hiện 4 người này đang bị tạm giam. Hai bà Nguyễn Thị Thương, Phạm Thị Báu, tức Phạm Thị Hiền (vợ ông Vươn và vợ ông Quý) bị khởi tố về hành vi “Chống người thi hành công vụ” theo điều 257 BLHS. Hai người này được tại ngoại nhưng bị cấm đi khỏi nơi cư trú.

Có hay không hành vi “chống người thi hành công vụ”?

Để trả lời câu hỏi trên, cần làm rõ thế nào là “Công vụ” và “Thi hành công vụ”?

TS Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp, đã nói rất rõ ràng về “Người thi hành công vụ”. Theo ông, “Người thi hành công vụ là người đang thực hiện nhiệm vụ công, tức là người đang thực thi quyền lực Nhà nước trong các hoạt động quản lý hành chính” (Báo Tuổi trẻ điện tử ngày 16/2/2012).Những người được coi là đang “thi hành công vụ” phải hội tụ đủ các điều kiện: Thứ nhất là công vụ do cơ quan có thẩm quyền ra quyết định phải đúng quy định của pháp luật và thứ hai, những người đang thi hành công vụ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền phải thực hiện đúng những điều quy định, phân công trong quyết định đó. Ta hãy xem quá trình diễn biến của vụ cưỡng chế ngày 5/1/2012 tại xã Vinh Quang.

Quyết định số 461 ngày 7/4/2009 của UBND huyện Tiên Lãng là quyết định thu hồi 19,3 ha đầm nuôi trồng thủy sản của gia đình kỹ sư Đoàn Văn Vươn. Quyết định cưỡng chế số 3307 ngày 24/11/2011 của UBND huyện Tiên Lãng là quyết định cưỡng chế thu hồi 19,3 ha đầm đó. Tại thời điểm sáng ngày 5/1/2012, tại khu vực 19,3 ha đầm trên, không có bất cứ người nào của đại gia đình ông Đoàn Văn Vươn. Nhưng đoàn cưỡng chế hơn 100 người  không đến khu đầm 19,3 ha để cưỡng chế theo quyết định, mà lại kéo đến ngôi nhà hai tầng của ông Đoàn Văn Quý nằm tại khu vực đầm 21 ha, đang thuộc quyền sử dụng hợp pháp của ông Đoàn Văn Vươn, nơi hoàn toàn không có quyết định thu hồi, và họ đã phá hàng rào ngôi nhà để tiến vào. 

Ngôi nhà của ông Vươn, nơi xảy ra vụ cưỡng chế

Như vậy là ngay từ đầu, những người thực hiện việc cưỡng chế đã tự ý bỏ nhiệm vụ được phân công trong quyết định để thực hiện một hành vi trái pháp luật, có dấu hiệu cấu thành tội “Xâm phạm chỗ ở của công dân” (được quy định tại điều 124 BLHS). Và chính vì hành vi trái pháp luật đó mà quả mìn tự tạo đã phát nổ, và những phát súng hoa cải đã được bắn ra. Tại thời điểm đó, ông Đoàn Văn Vươn không có mặt tại ngôi nhà của ông Quý.

Theo xác nhận của đại tá Đỗ Hữu Ca, Giám đốc CATP Hải phòng với báo chí, thì tại thời điểm đó, trong ngôi nhà đó có 3 người đàn ông và 1 phụ nữ là bà Nguyễn Thị Thương. Không ai nhìn thấy bà Thương có lời lẽ nào chửi bới, lăng mạ hay cầm một thứ hung khí gì chống lại những người đang xâm phạm trái phép ngôi nhà của em chồng mình, bà Phạm Thị Báu (tức Hiền) cũng không có mặt trong nhà mình.

Giả sử quyết định số 3307 ngày 24/11/2011 của UBND huyện Tiên Lãng là đúng pháp luật, thì cũng không thể coi những người trong đoàn cưỡng chế là đang “thi hành công vụ”, vì như trên đã nói, họ đã tự bỏ nhiệm vụ của mình để thực hiện một hành vi trái pháp luật. Nhưng chính Quyết định số 3307 của UBND huyện Tiên Lãng cũng lại là quyết định trái pháp luật (theo thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/2/2012). Và như vậy thì lại càng không có bất cứ một lý do nào có thể bao biện cho nhóm người trên rằng họ đang “thi hành công vụ” được. Đó chỉ còn trần trụi là một hành vi trái pháp luật, có dấu hiệu cấu thành tội “xâm phạm chỗ ở của công dân”. (Còn nữa).

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị: Điều tra, xử lý nghiêm hành vi gây cháy rừng

Ngày 28/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị đã có buổi làm việc với tỉnh Hà Giang về tình hình sản xuất nông nghiệp và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Ùn tắc bến phà ra đảo Cát Bà dịp 30/4 và 1/5

HẢI PHÒNG Ngày 28/4, hàng nghìn người đã ùn ùn đổ về bến phà Đồng Bài để ra đảo Cát Bà khiến giao thông tắc nghẽn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm