| Hotline: 0983.970.780

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam làm việc với Công đoàn NN-PTNT

Thứ Tư 26/02/2020 , 11:56 (GMT+7)

Ngày 26/2, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có buổi làm việc với Công đoàn NN-PTNT Việt Nam về việc sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Ông Vũ Xuân Thủy báo cáo phương hướng, nhiệm vụ hoạt động trọng tâm của Công đoàn NN-PTNT Việt Nam trong giai đoạn tới với Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang. Ảnh: Nguyên Huân.

Ông Vũ Xuân Thủy báo cáo phương hướng, nhiệm vụ hoạt động trọng tâm của Công đoàn NN-PTNT Việt Nam trong giai đoạn tới với Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang. Ảnh: Nguyên Huân.

Ông Vũ Xuân Thủy, Chủ tịch Công đoàn NN-PTNT Việt Nam chia sẻ, sau các lần sắp xếp, sáp nhập, hiện cơ cấu tổ chức bộ máy Công đoàn ngành NN-PTNT Việt Nam còn 18 Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, bao gồm 324 công đoàn cơ sở, 42.000 lao động và 39.800 đoàn viên.

Đối với hệ thống Công đoàn NN-PTNT Việt Nam chỉ đạo trực tiếp, hiện số lượng là 102 công đoàn cơ sở với 20.156 lao động và 18.735 đoàn viên.

Theo ông Vũ Xuân Thủy, khó khăn với Công đoàn NN-PTNT Việt Nam hiện nay là số lượng đoàn viên suy giảm do các tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa nên nhiều đơn vị xin chuyển sinh hoạt tại địa phương, một số đơn vị chuyển đổi ngành nghề không còn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, số khác không đủ điều kiện để thành lập công đoàn cơ sở.

Do đó, trong giai đoạn tới, Công đoàn NN-PTNT Việt Nam xác định cần tiếp tục tinh gọn bộ máy, giảm các đầu mối trung gian không đủ điều kiện hoặc hoạt động kém hiệu quả, không để phát sinh tăng thêm biên chế, tiếp tục dẫn dắt, định hướng các hoạt động của hệ thống công đoàn ngành NN-PTNT bám sát Nghị quyết của Tổng liên đoàn và ngành Nông nghiệp.

Bên cạnh đó, Công đoàn NN-PTNT Việt Nam tập trung vào 3 đột phá lớn, đó là nâng cao chất lượng hệ thống, đổi mới hoạt động vì đoàn viên, người lao động và phát triển đa dạng các nguồn lực, từ đó tạo sự tin cậy, gần gũi, hiệu quả hơn nữa trong việc đồng hành và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động trong lĩnh vực NN-PTNT.

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang nhấn mạnh, cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp là xu thế tất yếu. Tương lai, Nhà nước sẽ chỉ nắm giữ những ngành nghề mà tư nhân không làm hoặc các lĩnh vực quan trọng, nhạy cảm liên quan tới quốc phòng, an ninh.

Do đó, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang cho rằng, thời gian tới Công đoàn ngành NN-PTNT Việt Nam với vai trò là một trong những tổ chức lớn và quan trọng hàng đầu của hệ thống công đoàn Việt Nam cần có sự chuyển biến, thay đổi mang tính đột phá hơn nữa.

Trong đó, cần tập trung phát triển hệ thống công đoàn cơ sở, đoàn viên, người lao động tại những hệ thống khối doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực NN-PTNT. Chủ động quan tâm kịp thời hơn nữa tới tâm tư, nguyên vọng, quyền lợi người lao động.

Bên cạnh đó, cần chủ động nắm bắt, chia sẻ với những công đoàn cơ sơ chuyển sinh hoạt về địa phương xem thuận lợi, khó khăn ở đâu, có ưu việt hơn so với việc sinh hoạt tại công đoàn ngành hay không, từ đó có những đề xuất, điều chỉnh kịp thời, phù hợp trong bối cảnh thách thức to lớn đặt ra với hệ thống công đoàn trong quá trình đất nước hội nhập hiện nay.

Xem thêm
Đề xuất tăng chi ngân sách cho giáo dục, y tế

Nếu thực hiện tự chủ, các bệnh viện và trường đại học công lập có thể tăng viện phí hoặc học phí lên cao, khiến người bệnh, người học phải chi trả nhiều tiền hơn.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Lãng phí tài sản công, dân Hà Tĩnh vẫn khát nước sạch: [Bài 3] Công trình cấp nước tập trung phải giao đơn vị có chuyên môn quản lý

Hà Tĩnh Quy mô đầu tư xây dựng chưa sát thực tế, giao đơn vị thiếu chuyên môn quản lý, vận hành là những nguyên nhân chính khiến nhiều công trình cấp nước tập trung ‘chết yểu’.