| Hotline: 0983.970.780

TP HCM sẽ là trung tâm nghiên cứu, chuyển giao máy móc cho nông nghiệp ĐBSCL

Thứ Ba 01/10/2019 , 08:09 (GMT+7)

Đó là thông điệp tại Hội thảo khoa học “Cơ khí Nông nghiệp thông minh cho Đồng bằng sông Cửu Long”, do UBND TP HCM và ĐHQG TP HCM tổ chức ngày 27/9.

Máy bay không người lái dùng để phun thuốc, bón phân.

Theo PGS.TS Huỳnh Thành Đạt, Giám đốc ĐH Quốc gia TP HCM, việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp là giải pháp rất quan trọng để nâng cao năng suất, nhưng ngành công nghiệp cơ khí hỗ trợ cho nông nghiệp ở Việt Nam còn nhiều hạn chế về số lượng và chất lượng.

Hiện nay, phần lớn máy móc thiết bị của doanh nghiệp đều phải nhập khẩu từ nước ngoài do ngành chế tạo máy móc phụ vụ nông nghiệp ở Việt Nam còn nhiều bất cập (ít doanh nghiệp đầu tàu, nhân lực còn thiếu và yếu, năng lực thấp, giá thành cao, tổ chức thị trường chưa xứng tầm với quy mô nền nông nghiệp quốc gia).

Ở ĐBSCL, việc thúc đẩy cơ giới hóa, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Lý do là các chuỗi giá trị nông sản chưa hình thành, chuỗi liên kết còn chưa chặt chẽ với các nhà phân phối, thị trường tiêu thụ quốc tế, đất sản xuất còn manh mún …

Những khó khăn trên cộng với việc khung pháp lý cho đầu tư vào công nghệ, ưu đãi về công nghệ nói chung và trong nông nghiệp định hướng công nghệ cao chưa hoàn chỉnh; các doanh nghiệp còn nhiều e ngại khi đầu tư vào máy móc, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp.

Ngay cả ngoài khâu sản xuất, liên quan đế kho bãi, logistis và các dịch vụ sau thu hoạch, vẫn còn nhiều rào cản đối với việc công nhận và đưa ra thị trường các sản phẩm công nghệ ứng dụng trong nông nghiệp.

Các cơ chế, phối hợp giữa các địa phương, cơ chế phát triển vùng, tiểu vùng còn nhiều hạn chế.

PGS.TS Huỳnh Thành Đạt cho rằng, với lợi thế tập trung gần 40% tổng số cán bộ khoa học của cả nước, với rất nhiều trường đại học, cao đẳng, trong đó có những đại học có thế mạnh về công nghệ, TP HCM rất phù hợp để trở thành trung tâm nghiên cứu, chuyển giao và đào tạo nguồn nhân lực cho nghiên cứu, phát triển, ứng dụng máy móc, thiết bị và khoa học cho cả vùng ĐBSCL.

Trong đầu bài hình thành các cụm ngành nông nghiệp tập trung, điều này còn đồng nghĩa với việc phân chia lao động trong chuỗi giá trị sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực, cũng như đầu tư và phát triển các công nghệ mới.

Xem thêm
Nuôi bò thịt VietGAHP gắn với liên kết tiêu thụ

THÁI NGUYÊN Nuôi bò thịt VietGAHP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm cho hiệu quả kinh tế tăng 15 - 20% so với phương pháp truyền thống.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Giống ngô TBM189 chinh phục đồng đất Lâm Thao

PHÚ THỌ Giống ngô TBM189 của ThaiBinh Seed với ưu điểm ngắn ngày, năng suất cao, chịu hạn tốt, ít sâu bệnh… đã giúp nông dân Lâm Thao gia tăng lợi nhuận trong vụ đông 2024.

Phủ xanh quần đảo Trường Sa

Giữa mênh mông biển khơi, đoàn cán bộ của Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam vẫn quyết tâm vượt sóng gió, đưa cây, con giống ra phủ xanh quần đảo Trường Sa.