| Hotline: 0983.970.780

Áp dụng cơ giới hóa giảm lượng giống gieo sạ

Thứ Sáu 16/08/2019 , 16:52 (GMT+7)

Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và cơ giới hóa trong SX  lúa giúp giảm lượng giống gieo sạ, phân bón và thuốc BVTV.

Ông Phạm Trường Yên, Phó GĐ Sở NN-PTNT TP. Cần Thơ phát biểu tại hội thảo.

Ngày 16/8, tại Cần Thơ, Ban quản lý dự án VnSAT TP. Cần Thơ kết hợp với Ban quản lý dự án VnSAT Trung ương tổ chức hội thảo hiện trạng và giải pháp ứng dụng cơ giới hóa giảm lượng giống gieo sạ.

Đến dự có  đại diện Cục Trồng trọt, Trung tâm BVTV phía Nam, Viện lúa Quốc tế IRRI và sở ban ngành nông nghiệp các tỉnh ĐBSCL.

Ông Phạm Trường Yên, Phó GĐ Sở NN-PTNT TP. Cần Thơ cho biết, hàng năm diện tích trồng lúa của thành phố trên 232.000 ha, sản lượng trên 1,4 triệu tấn, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của thành phố.

Trong những năm qua, Cần Thơ đẩy mạnh cơ giới hóa trên đồng ruộng góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và giảm tổn thất trong nông nghiệp. Ứng dụng mô hình “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”, gieo sạ “né rầy, ôm nước”, ứng dụng công nghệ sinh thái trồng hoa quanh bờ ruộng để thu hút thiên địch, SX và sử dụng chế phẩm sinh học để quản lý sâu rầy nhằm giảm sử dụng thuốc trừ BVTV. Toàn thành phố có 789 máy gặt đập liên hợp và 1.300 lò sấy, đáp ứng cắt gặt trên 92% diện tích lúa Đông Xuân; 98% diện tích lúa Hè Thu và 100% diện tích lúa Thu Đông.

Thực tế với cơ chế phối hợp liên vùng, khâu cắt gặt đã được cơ giới hóa hoàn toàn. Bên cạnh đó, tỷ lệ diện tích áp dụng cơ giới hóa khâu chăm sóc bón phân, phun thuốc trừ sâu, bệnh… chiếm 50-60%.    

Ngành nông nghiệp TP. Cần Thơ đang đẩy mạnh cơ giới hóa để giảm chi phí tăng lợi nhuận trong SX lúa.

Qua các mô áp dụng cơ giới hóa khâu gieo sạ ở vụ Đông Xuân vừa qua cho thấy mật độ sạ từ 40-130 kg/ha tùy mô hình nhưng sự khác biệt về sinh trưởng và quản lý dịch hại rõ rệt so với đối chứng, từ đó lợi nhuận trong mô hình cấy (40kg/ha), mô hình sạ hàng (100kg/ha), máy phun (130kg/ha) trung bình từ 32,8-49,1 triệu đồng/ha cao hơn so với sạ tay (150 kg/ha) 3,7-16,3 triệu đồng. Chi phí đầu tư thấp do giảm giống, phân, thuốc nên giá thành SX thấp hơn và chênh lệch lợi nhuận giữa trong và ngoài mô hình trung bình từ 3,1-8,3 triệu đồng/ha.

Ông Đỗ Văn Vấn, Phó GĐ Trung tâm BVTV phía Nam cho biết, do biến đổi khí hậu, dịch bệnh xuất hiện nhiều, đặc biệt là rầy nâu ảnh hưởng đến năng suất lúa. Vì vậy việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và cơ giới hóa giảm chi phí đầu vào như giảm lượng giống gieo sạ, phân bón và thuốc BVTV. Cụ thể giảm số lần phun thuốc trừ sâu từ 1-3 lần, giảm 1-2 lần phun thuốc trừ bệnh và giảm lượng phân đạm. Từ đó góp phần giảm ô nhiễm môi trường và đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Xem thêm
Nuôi lợn '5 không' - Giải pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnh cho nông hộ

Những mô hình chăn nuôi lợn chuẩn '5 không' đang mang lại ít nhất 5 hiệu quả rõ rệt cả về kinh tế, môi trường, dịch bệnh và xã hội.

Đắk Lắk bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ vacxin

ĐẮK LẮK UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương phải bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vacxin.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

150 doanh nghiệp tham gia Analytica Việt Nam 2025

150 doanh nghiệp với 300 gian hàng tham gia Triển lãm Quốc tế lần thứ 8 về công nghệ phân tích, thí nghiệm, chẩn đoán và công nghệ sinh học tại Việt Nam.

Quản lý chặt đội tàu để chống khai thác IUU

Thời gian qua, tỉnh Khánh Hòa thực hiện quản lý chặt đội tàu, không để tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài nhằm góp phần gỡ ‘thẻ vàng’ IUU.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất