| Hotline: 0983.970.780

Hậu Giang: Tăng thêm 60% lợi nhuận khi cơ giới hóa đồng bộ sản xuất lúa

Thứ Sáu 06/09/2019 , 08:16 (GMT+7)

Gieo cấy lúa bằng máy hoặc sạ thưa theo khóm, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, giúp nông dân tăng thu nhập và chênh lệch lợi nhuận tới 60% so với canh tác truyền thống.

Cấy lúa bằng máy chỉ cần 50 kg giống/ha, giảm chi phí do ít sâu bệnh, lúa không bị đổ ngã dễ áp dụng cơ giới hóa trong thu hoạch. Ảnh: Đào Chánh.

Trung tâm Khuyến nông Hậu Giang vừa tổ chức tham quan đồng ruộng và hội thảo “Mô hình cánh đồng lớn thâm canh và áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa ở phía Nam”. Mô hình được thực hiện tại xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ, thuộc dự án do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phân bổ cho Trung tâm triển khai.

Tại Hậu Giang, mô hình có quy mô diện tích 72 ha, với 37 hộ nông dân tại xã Vĩnh Viễn A tham gia. Lượng giống sử dụng là 50 kg/ha, với 2 hình thức là cấy bằng máy và gieo sạ thưa theo khóm, kỹ thuật sản xuất theo quy trình SRI.

Lúa sạ thưa theo khóm cũng mang lại hiệu quả tương tự như cấy bằng máy, nếu áp dụng đồng bộ mỗi năm nông dân Hậu Giang sẽ tiết kiệm được cả chục ngàn tấn lúa giống. Ảnh: Đào Chánh.

Các hộ tham gia được hỗ trợ 2 máy cấy lúa, 10 bình phun hạt, lúa giống, phân bón và tham gia mô hình liên kết sản xuất. Mô hình được nông dân đánh giá mang lại hiệu quả thiết thực, cả về mặt kinh tế, môi trường và xã hội. Mặc dù chi phí ban đầu cao, như công cấy 3,3 triệu đồng/ha, gieo sạ theo khóm 1 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, nông dân tiết kiệm được khoảng 2,7 triệu đồng/ha, nhờ giảm lượng giống (150 kg/ha), 2-3 lần phun thuốc BVTV.

Với mật độ thưa hợp lý, lúa trong mô hình giảm sâu, bệnh rõ rệt, hạn chế bị đổ ngã, dễ dàng cho thu hoạch bằng cơ giới. Hiện lúa đã vào giai đoạn chín – thu hoạch, năng suất ước đạt 7,3 tấn/ha, cao hơn đối chứng 1,18 tấn/ha.

Mô hình liên kết được doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu với giá cao hơn thị trường 500 đồng/kg lúa hàng hóa. Chi phí đầu tư giảm, năng suất tăng gần 20% so đối chứng, bán được giá cao nên giúp nông tăng thu nhập và chênh lệch lợi nhuận tới 60% so với canh tác truyền thống.

Nông dân đến tham quan đều đánh giá cao hiệu quả của mô hình và mong muốn áp dụng vào đồng ruộng của mình. Ảnh: Đào Chánh.

Ông Võ Xuân Tân, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hậu Giang cho biết, mỗi năm tỉnh sản xuất trên 200.000 ha lúa, với 3 vụ chính là: Đông Xuân, Hè Thu và Thu Đông, sản lượng 1,2 triệu tấn. Theo tập quán canh tác, nông dân thường gieo sạ một độ rất dày, với lượng giống từ 100-200 kg/ha, chỉ có khoảng 5% diện tích được sạ thưa dưới 100 kg/ha.

“Nếu làm mạ cấy bằng máy hoặc gieo thưa theo khóm, với lượng giống 50 kg/ha, mỗi năm bà con nông dân sẽ tiết kiệm được khoảng 13.000 tấn và hạn chế đổ ngã, hạn chế sâu bệnh gây hại, từ đó giảm chi phí trong sản xuất lúa. Bên cạnh đó, môi trường sinh thái đồng ruộng được bảo vệ, đảm bảo sức khỏe cho người trồng lúa, góp phần giảm phát thải khí nhà kính. Vì vậy, mô hình này rất cần thiết và phù hợp với tình hình thực tế sản xuất của Hậu Giang hiện nay”, ông Tân đánh giá. 

Xem thêm
Người dân Vĩnh Phúc viết đơn xin dừng chăn nuôi trong khu dân cư

Tính đến cuối năm 2024 đã có 332 hộ chăn nuôi ở tỉnh Vĩnh Phúc làm đơn đề nghị hỗ trợ dừng chăn nuôi ở khu vực không được phép chăn nuôi.

Kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm dịp cuối năm

KHÁNH HÒA Lực lượng thú y sẽ tăng cường kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm dịp cuối năm, nhất là cao điểm tết nhằm đảm bảo nguồn cung thịt sạch cho người dân.

Cây mì Bình Định được mùa nhưng mất giá

Năm nay nhờ thời tiết thuận lợi và sử dụng giống sạch bệnh nên cây mì (sắn) ở Bình Định cho năng suất khá, nhưng do biến động thị trường nên giá mì giảm thấp.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.