| Hotline: 0983.970.780

TP TP.HCM xây dựng 9 nhà máy giết mổ công nghiệp

Thứ Hai 28/01/2019 , 14:05 (GMT+7)

 TP.HCM là thị trường tiêu thụ các sản phẩm thịt lớn nhất cả nước, do đó, nhu cầu giết mổ gia súc, gia cầm là rất lớn. Nhằm quản lý, kiểm soát tốt công tác giết mổ, UBND TP vừa ban hành kế hoạch bố trí nhà máy giết mổ gia súc, gia cầm (GSGC) trên địa bàn.

Lượng GSGC giết mổ rất lớn

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP.HCM, trong năm 2018, tổng lượng GSGC (từ các tỉnh đưa về TP, NK và sản phẩm chế biến tiêu thụ trên địa bàn) là 493 ngàn tấn (bình quân 1.350 tấn/ngày).

Trong đó, thịt heo tiêu thụ 260.000 tấn/năm (705 tấn/ngày), tương đương với 3,7 triệu con/năm (10.000 con/ngày), bao gồm giết mổ tại TP là 441 tấn thịt/ngày (6.300 con/ngày), nhập từ các tỉnh là 259 tấn thịt/ngày (3.700 con/ngày) và NK 5 tấn thịt/ngày (85 con/ngày);

Thịt trâu bò tiêu thụ 63.000 tấn (170 tấn/ngày), tương đương với 420.000 con trâu bò/năm (khoảng 1.200 con/ngày), bao gồm giết mổ tại TP là 3 tấn thịt/ngày (khoảng 26 con/ngày), nhập từ các tỉnh là 69 tấn thịt/ngày (khoảng 465 con/ngày) và NK là 98 tấn thịt/ngày (655 con/ngày);

Thịt gia cầm tiêu thụ 140.000 tấn (khoảng 385 tấn/ngày), tương đương với 94 triệu con/năm (khoảng 260.000 con/ngày), bao gồm giết mổ tại TP là 123 tấn thịt/ngày (khoảng 82.000 con/ngày), nhập từ các tỉnh là 78 tấn thịt/ngày (khoảng 52.000 con/ngày) và NK là 184 tấn thịt/ngày (khoảng 126.000 con/ngày); sản phẩm chế biến từ thịt khoảng 32.000 tấn/năm (87 tấn/ngày).

Dự báo đến 2020, nhu cầu tiêu dùng thịt tươi cho người dân TP và chế biến thực phẩm cung cấp cho TP và các tỉnh là 5,15 kg/người/tháng (tương ứng với 615.000 tấn thịt/năm). Trong đó, nhu cầu chế biến sản phẩm từ thịt khoảng 40.000 tấn và tiêu thụ thịt tươi là 575.000 tấn/năm, tương ứng với 1.600 tấn/ngày (bao gồm 12.500 con heo, 1.400 con bò, 320.000 con gia cầm mỗi ngày).

Như vậy, lượng thịt GSGC giết mổ tại TP và từ các tỉnh giết mổ đưa về TP tiêu thụ là rất lớn. Do đó, công tác quản lý giết mổ, kiểm soát giết mổ, vận chuyển, kinh doanh thịt GSGC có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc đảm bảo ATTP, an toàn dịch bệnh động vật, bảo vệ sức khỏe con người và vệ sinh môi trường.

23-52-21_tp_hcm_giet_mo_gi_suc_gi_cm
Giết mổ gà tại Trung tâm GMGC An Nhơn


9 nhà máy giết mổ

Đầu năm 2016, TP.HCM có 20 cơ sở giết mổ gia súc (GMGS) và 1 cơ sở giết mổ gia cầm (GMGC). Đến nay, thực hiện lộ trình ngưng hoạt động các cơ sở giết mổ thủ công, có 10 cơ sở GMGS đã ngưng hoạt động, còn lại 11 cơ sở giết mổ GSGC. Kết quả kiểm tra năm 2018 cho thấy, có 10 cơ sở giết mổ xếp loại B và 1 cơ sở giết mổ gia súc xếp loại A theo quy định của Bộ NN-PTNT.

Theo QĐ 2032/QĐ-UBND ngày 25/4/2016 của UBND TP.HCM, đến năm 2018, TP sẽ đưa vào hoạt động 7 nhà máy GMGS (6 nhà máy giết mổ heo, 1 nhà máy giết mổ bò) và 2 nhà máy GMGC quy mô công nghiệp. Nhưng khi thực hiện dự án, các DN còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về thủ tục pháp lý dự án. Do đó, tiến độ triển khai xây dựng dự án các nhà máy giết mổ công nghiệp vẫn không đảm vảo thời gian hoàn thành theo chỉ đạo của UBND TP.

Đến nay, mới chỉ có Nhà máy GMGS Xuân Thới Thượng, do Cty CP Chế biến Thực phẩm Hóc Môn làm chủ đầu tư, đã đưa vào hoạt động từ 26/2/2018 với công suất giết mổ giai đoạn 1 là 2.000 con heo/ngày. 2 nhà máy GMGS đã hoàn thành thủ tục pháp lý dự án và đang triển khai thi công xây dựng gồm: Nhà máy GMGS của Cty TNHH Lộc An tại Bình Mỹ (Củ Chi), với công suất 2.160 con heo/ngày; Nhà máy GMGS tại xã Tân Thạnh Tây (Chủ Chi) của TCty Nông nghiệp Sài Gòn, với công suất 2.000 con heo/ngày.

Dự kiến có 2 nhà máy GMGS sẽ hoàn thành thủ tục pháp lý trong quý 1/2019 và triển khai xây dựng, gồm: Nhà máy GMGS của Cty TNHH Dịch vụ An Hạ tại xã Tân Phú Trung (Củ Chi), công suất 3.000 heo/ngày; Nhà máy thực phẩm Tân Hiệp của HTX Tân Hiệp (Hóc Môn), với công suất 3.000 heo/ngày. Dự kiến trong năm 2019, 4 Nhà máy GMGS nói trên sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động.

Đồng thời, cũng trong năm nay, dự kiến sẽ có 2 Nhà máy GMGC hoàn thành và đưa vào hoạt động, gồm: Nhà máy giết mổ và chế biến thực phẩm gia cầm tại xã Phú Hòa Đông (Củ Chi) do Cty TNHH Phạm Tôn làm chủ đầu tư, công suất giết mổ 150.000 con/ngày; Nhà máy GMGC tại xã Tân Thạnh tây (Củ Chi) của TCty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH MTV, công suất 100.000-150.000 con/ngày.

Từ những cơ sở nói trên, UBND TP.HCM đã đưa ra kế hoạch bố trí Nhà máy giết mổ GSGC trong năm 2019. Theo đó, đến ngày 30/9/2019, TP sẽ đưa vào hoạt động 6 nhà máy GMGS quy mô công nghiệp hiện đại. Ngoài ra, Công ty Vissan sẽ đưa vào hoạt động nhà máy giết mổ heo tại cụm công nghiệp chế biến thực phẩm Vissan, (Bến Lức, Long An).

Sau khi các nhà máy giết mổ nói trên đi vào hoạt động, tất cả các cơ sở giết mổ hiện hữu phải chấm dứt hoạt động. Riêng cơ sở giết mổ Trung Tuyến (huyện Cần Giờ) sẽ được tiếp tục hoạt động để cung cấp cho người dân của huyện. Toàn bộ hoạt động giết mổ heo được đưa vào hoạt động tại 6 nhà máy GMGS, với công suất giết mổ 10.000-15.000 con/ngày...

Đến ngày 31/12/2019, TP sẽ đưa vào hoạt động 2 nhà máy GMGC quy mô công nghiệp hiện đại trên địa bàn huyện Củ Chi với tổng công suất giết mổ 250.000-300.000 con/ngày và ngưng hoạt động Trung tâm GMGC An Nhơn. Ngoài ra, Công ty Vissan cũng sẽ đưa vào hoạt động nhà máy GMGC tại cụm công nghiệp chế biến thực phẩm Vissan (Bến Lức, Long An), với công suất giết mổ 12.000-20.000 con/ngày.

Cũng đến ngày 31/12/2019, TP sẽ đưa vào hoạt động nhà máy giết mổ bò, dê cừu tại xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn do HTX Tân Hiệp làm chủ đầu tư, với công suất giết mổ 50 con bò/giờ, 200 con dê cừu/giờ.

Ngoài ra, Công ty Vissan sẽ đưa vào hoạt động nhà máy giết mổ bò tại cụm công nghiệp chế biến thực phẩm Vissan (Bến Lức, Long An), với công suất 300 con/ngày. Như vậy, đến 2020, trên địa bàn TP sẽ có 9 nhà máy giết mổ GSGC công nghiệp, có thể đáp ứng được 100% nhu cầu thịt GSGC của TP.

 

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm