| Hotline: 0983.970.780

TP.HCM chỉ cung cấp được 3% nhu cầu tiêu thụ lươn

Thứ Năm 18/07/2019 , 13:57 (GMT+7)

Trước tình hình dịch tả heo Châu Phi ngày càng phức tạp, việc đẩy mạnh sản xuất lươn là nhu cầu cấp thiết cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn TP.HCM.

Hội nghị “Giao lưu các đơn vị sản xuất kinh doanh lươn trên địa bàn thành phố”.

Sáng 18/7, Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp (Sở NN-PTNT TP.HCM) đã tổ chức Hội nghị “Giao lưu các đơn vị sản xuất kinh doanh lươn trên địa bàn thành phố”.

Tham dự có ông Nguyễn Văn Trực, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP.HCM, lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Thủy sản… cùng các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lươn, các hộ nông dân nuôi lươn trên địa bàn thành phố.

Hội nghị nhằm giải đáp những thắc mắc, khó khăn của người nông dân trong quá trình chuyển đổi sang nuôi lươn, cũng như chia sẻ kinh nghiệm của những hộ nuôi trước đó. Để từ đó, đánh giá thực trạng và tiềm năng của nghề nuôi lươn hiện nay trên địa bàn TP.HCM, đề ra định hướng phát triển, chuyển dịch từ cây trồng – vật nuôi chưa hiệu quả sang nuôi lươn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Cùng với đó là xây dựng một số giải pháp tăng cường kết nối tiêu thụ giữa người nuôi với các đơn vị thu mua.

Theo Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp, hiện TP.HCM có 27 hộ nuôi lươn với 778 bể (tương đương tổng diện tích nuôi 9.336 m2), chủ yếu tập trung tại các hộ nhỏ lẻ trên địa bàn huyện Củ Chi (xã Tân Phú Trung, An Nhơn Tây và Tân Thông Hội) và huyện Hóc Môn, Bình Chánh và Quận 12.

Mô hình nuôi lươn không bùn trong bể xi măng của ông Phạm Đức Nhoai (Củ Chi).

Nguồn lươn thịt của thành phố chủ yếu được tập trung tại chợ đầu mối Bình Điền để cung ứng cho các thị trường, trong đó, 97% được nhập từ các tỉnh như Đồng Nai, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Tiền Giang, Tây Ninh; còn khoảng 3% là lươn thịt có nguồn gốc nuôi tại thành phố (tương đương khoảng 194,5 tấn/năm). Trong khi đó, sản lượng tiêu thụ nguồn lươn thịt thương phẩm tại thị trường TP.HCM chiếm 40% tương đương 2.304 tấn/năm.

Tại hội nghị, nhiều ý kiến cho rằng, hiệu quả kinh tế mang lại từ con lươn là rất lớn, tuy nhiên việc đầu tư đòi hỏi phải có vốn, cùng với đó là mở lớp tập huấn cho bà con, hướng tới nuôi lươn sạch đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và hướng đến xuất khẩu.

Mặt khác, vấn đề nghiên cứu đảm bảo nguồn lươn giống cũng cần được quan tâm, để không phải bị động bởi nguồn lươn giống nhập từ Campuchia như hiện nay.

Xem thêm
Tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác

Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh trả lời câu hỏi của nhà báo về tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác.

Đề nghị xử lý hình sự đối tượng cố tình đánh bắt cá ở vùng biển nước ngoài

Chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Bà Rịa - Vũng Tàu góp phần cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' của EC.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất