| Hotline: 0983.970.780

TP.HCM huy động lực lượng TNXP, y bác sĩ về hưu cùng tham gia chống dịch

Thứ Năm 19/03/2020 , 22:14 (GMT+7)

Dự kiến 10 ngày tới, TP.HCM sẽ tiếp nhận khoảng 17.000 người Việt Nam trở về nước, có mong muốn được cách ly. Vì vậy, Thành phố đang chuẩn bị mọi phương án tốt nhất.

Cuộc họp khẩn Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 chiều ngày 19/3. Ảnh: TTBC TP.HCM.

Cuộc họp khẩn Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 chiều ngày 19/3. Ảnh: TTBC TP.HCM.

Tại cuộc họp khẩn Ban chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM, ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, hiện nay đã phong tỏa tại tất cả các cửa khẩu, lấy mấu xét nghiệm và cách ly 14 ngày đối với người nhập cảnh về từ các quốc gia châu Âu, Tây Âu, Trung Âu, Hoa Kỳ và các nước Đông Nam.

“Trung bình mỗi ngày cả nước có khoảng 5.000 người nhập cảnh, trong đó riêng TP.HCM là từ 1.000-1.500 hành khách. Những ngày gần đây, số lượng các trường hợp nhiễm Covid-19 ngày càng gia tăng nên cần tập trung vào công tác phát hiện càng sớm càng tốt những người nghi nhiễm và những người tiếp xúc gần để cách ly, xét nghiệm kịp thời, khoanh vùng, cô lập lại, tránh lây lan ra cộng đồng”, ông Bỉnh nhận định.

Ông Bỉnh cũng cho biết, để tránh sự lây lan ra cộng đồng từ những chuyến bay nhập cảnh về TP.HCM, tới đây, với sự phối hợp giữa Sở Y tế và Bộ Tư lệnh, Quân khu 7, Đại học Quốc Gia TP.HCM tổ chức các khu cách ly tập trung của thành phố tại các cơ sở quân đội, khách sạn, khu ký túc xá đại học với tổng quy mô đạt được 23.698 giường; 24 quận, huyện tổ chức cơ sở cách ly tập trung, tổng quy mô: 798 giường.

"Hôm nay đã triển khai 1.000 giường cách ly tại Khu KTX Đại học quốc gia TP.HCM, và yêu cầu tới đây mỗi ngày tiếp tục triển khai 2.000 giường để đảm bảo cuối tuần này có 10.000 giường và đến ngày 27/3 đảm bảo triển khai xong 20.000 giường để sẵn sàng phục vụ cách ly", ông Bỉnh nói.

Ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM. - Ảnh: TTBC TP.HCM.

Ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM. - Ảnh: TTBC TP.HCM.

Cũng theo người đứng đầu ngành Y tế TP.HCM, để hạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo trong khu cách ly nếu có người nhiễm phải chuẩn bị đủ diện tích bố trí giường cách ly riêng biệt; khu vực để cách ly riêng những trường hợp nghi nhiễm bệnh, không để lây lan trong cộng đồng.

Thành phố chuẩn bị sẵn các phương án để điều trị các ca bệnh nhiễm Covid-19 riêng các bệnh viện thuộc 3 cửa ngõ của Thành phố.

Cụ thể, tại BV Dã chiến ở huyện Củ Chi sẵn sàng với 300 giường (đang điều trị 8 bệnh nhân nhiễm Covid-19); BV Cần Giờ sẵn sàng 300 giường chuẩn bị phục vụ chuyên sâu những ca nhiễm Covid-19 (do BV Nhiệt đới phụ trách chuyên môn).

Bên cạnh đó, Thành phố cũng chuẩn bị kịch bản mới với 1.000 giường ở BV Ung Bướu cơ sở 2 (quận 9).

“Phương án cuối cùng là di chuyển toàn bộ khoa điều trị các bệnh lý thông thường của BV Nhiệt đới TP.HCM hiện nay sang bệnh viện khác để dành 400-500 giường tại đây cho điều trị các trường hợp nhiễm Covid-19, vì đây là bệnh viện nằm ở trung tâm và điều trị chuyên sâu các bệnh truyền nhiễm.

Đảm bảo các bệnh viện điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19 trên địa bàn TP.HCM đủ  2.000 giường sẵn sàng tiếp nhận điều trị chuyên cho bệnh nhân Covid-19”, ông Nguyễn Tấn Bỉnh nhấn mạnh.

Chỉ đạo tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho rằng, trong 10 ngày tới, dự kiến, Thành phố sẽ tiếp nhận khoảng 17.000 người Việt Nam trở về nước và có mong muốn được cách ly tại TP.HCM. Vì vậy, ông Phong yêu cầu các Sở ban ngành, các đơn vị cần tính toán lại các khu cách ly tập trung; khả năng đáp ứng về giường bệnh, bác sĩ, y tá, điều dưỡng và đội ngũ phục vụ, trang thiết bị… để đảm bảo không bị lúng túng khi triển khai trong thời gian tới.

Cần lên phương án cụ thể từ tổng số giường, tổng số người nhập cảnh về TP.HCM để điều chỉnh khu nào tiếp nhận trước, khu nào tiếp nhận sau. Trước mắt là phát huy hết công suất khu cách ly tại Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh 9 (quận Thủ Đức).

Về nhân lực, cần tính tới phương án huy động lực lượng Thanh niên xung phong cho công tác chuẩn bị, hậu cần và toàn bộ các y bác sĩ đã nghỉ hưu, bác sĩ thuộc Bộ Tư lệnh Quân khu, bác sĩ ngành Công an, các sinh viên trường Y… để có phương án cụ thể đáp ứng yêu cầu đề ra", ông Phong cũng nhấn mạnh.

Mặt khác, các quận, huyện, phường xã tuyên truyền, hỗ trợ, vận động người dân tự bảo vệ bản thân, chăm sóc sức khỏe gia đình, cách ly khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm hoặc tiếp xúc với người nghi ngờ nhiễm, đi - đến các vùng dịch bệnh để phòng chống lây lan dịch bệnh trong gia đình. Các quận/huyện, phường/xã/thị trấn cần xây dựng phương án phòng chống dịch bệnh riêng phù hợp với điều kiện của địa phương.

Ông Phong giao Sở Giao thông Vận tải làm việc với SAMCO điều động 30 xe 40 chỗ sẵn sàng hỗ trợ vận chuyển người từ sân bay về các khu cách ly tập trung trong thành phố và các tỉnh lân cận. Đặc biệt, phải đảm bảo các trang bị y tế đầy đủ cho đội ngũ lái xe để tránh lây nhiễm chéo cũng như tránh gây ùn tắc tại sân bay, đưa người về các khu cách ly tập trung kịp thời.

Sở Công Thương phối hợp với Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại thành phố (Saigon Co.op) có phương án chuẩn bị cung ứng đủ nguồn lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho các khu cách ly và cho người dân trên địa bàn Thành phố trong trường hợp dịch bùng phát trên diện rộng.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm