| Hotline: 0983.970.780

TP.HCM 'khát' đất làm nông nghiệp công nghệ cao

Thứ Năm 22/06/2023 , 19:54 (GMT+7)

Thành phố có 60.000ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó, diện tích để chuyển đổi làm nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp đô thị chưa tới 1%.

Ông Nguyễn Hữu Hoài Phú, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP.HCM chủ trì hội nghị. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Ông Nguyễn Hữu Hoài Phú, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP.HCM chủ trì hội nghị. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Tại Hội nghị gặp gỡ và đối thoại với các doanh nghiệp, HTX, các nhà đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp ngày 22/6, ông Nguyễn Hữu Hoài Phú, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP.HCM cho biết, hiện TP.HCM chỉ có 4.300 doanh nghiệp nông nghiệp, chiếm chưa tới 1% trong tổng số doanh nghiệp trên địa bàn, tạo ra giá trị sản phẩm chỉ bằng 1/5 bình quân doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.

"Số lượng ít, giá trị kinh tế mang lại thấp hơn so với các ngành nghề khác. Vì vậy, để 5 - 10 năm tới TP.HCM có một lực lượng trẻ làm nông nghiệp với công nghệ cao, công nghệ AI thì cần ươm tạo một thế hệ thanh niên khởi nghiệp nông nghiệp ngay từ bây giờ", ông Phú nói.

Sở NN-PTNT TP.HCM sẽ phối hợp cùng Sở Khoa học - Công nghệ TP.HCM, Trung tâm sáng tạo của Thành đoàn TP.HCM, Phòng kinh tế các quận huyện tìm kiếm các đối tượng thanh niên có sản xuất nông nghiệp trên địa bàn để nuôi dưỡng và ươm mầm khởi nghiệp nông nghiệp, nhất là nông nghiệp công nghệ cao.

Tuy nhiên, ông Phú cho rằng, rào cản lớn nhất hiện nay để các thanh niên khởi nghiệp nông nghiệp phát triển không phải là trí tuệ, không phải là khoa học, không phải là tiền, mà là chính sách sử dụng đất để xây dựng nhà màng, nhà lưới. Rất nhiều HTX, doanh nghiệp đang gặp khó khi muốn đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, nhưng lại không có đất để xây dựng nhà màng, nhà lưới...

Thực tế, hiện nay trên địa bàn TP.HCM đất để sản xuất nông nghiệp là 60.000ha, trong đó, diện tích sử dụng đất để chuyển đổi làm nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp đô thị chưa tới 1%.

Vì vậy, Sở NN-PTNT TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2030 phải chuyển đổi trên 10% quỹ đất trong tổng số 60.000ha đất sản xuất nông nghiệp thì mới có thể phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ AI bền vững.

Bà Hoàng Thị Mai, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN-PTNT TP.HCM) trả lời các câu hỏi của doanh nghiệp, HTX về chính sách hỗ trợ. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Bà Hoàng Thị Mai, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN-PTNT TP.HCM) trả lời các câu hỏi của doanh nghiệp, HTX về chính sách hỗ trợ. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Theo bà Hoàng Thị Mai, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN-PTNT TP.HCM), để hỗ trợ phát triển nông nghiệp trên địa bàn TP.HCM thì từ năm 2003 thành phố đã có chủ trương triển khai cơ chế chính sách hỗ trợ cho các chủ thể sản xuất nông nghiệp, trong đó tập trung vào cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với đặc thù của TP.HCM.

Qua 20 năm triển khai, đến nay, chính sách hỗ trợ lãi vay của thành phố đã hỗ trợ cho trên 24.000 lượt hộ vay, với tổng vốn đầu tư mà các doanh nghiệp, HTX, hộ dân bỏ ra là trên 13.000 tỷ đồng, trong đó tổng nguồn vốn các tổ chức tín dụng đã cho vay để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp là trên 8.000 tỷ đồng, ngân sách thành phố khoảng 600 tỷ đồng.

Tuy nhiên, để chính sách phù hợp với thực tiễn, Sở NN-PTNT đã trình dự thảo sửa đổi để HĐND TP.HCM ban hành chính sách trong thời gian với nhiều điểm mới. Ví dụ như, đầu tư vào lĩnh vực khoa học công nghệ cao, trước đây đòi hỏi doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao thì mới được hỗ trợ lãi vay cao hơn so với nội dung khác, thì hiện nay chỉ cần lập phương án trình cho hội đồng thẩm định xem xét.

Ngoài ra, trước đây chỉ tập trung vào hỗ trợ chủ thể phát triển sản xuất, thì nay chính sách đã tập trung hơn nhiều như xúc tiến thương mại đầu ra, doanh nghiệp thu mua được hỗ trợ lãi vay từ nguồn ngân sách thành phố.

Nhiều doanh nghiệp, HTX trên địa bàn TP.HCM ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Nhiều doanh nghiệp, HTX trên địa bàn TP.HCM ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Cũng tại hội nghị, đại diện Sở Khoa học - Công nghệ TP.HCM, Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp thành phố (Thành đoàn TP.HCM) và các đơn vị khác đều giới thiệu những chính sách để hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ AI; sẵn sàng hỗ trợ các chủ thể sản xuất trong việc phát triển, nhất là các dự án nông nghiệp đổi mới sáng tạo, phù hợp định hướng và điều kiện phát triển theo hướng nông nghiệp đô thị của TP.HCM hiện nay.

Ông Nguyễn Minh Đức, Phó tổng Thư ký Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp, HTX nên tập trung nghiên cứu ứng dụng AI để thiết kế hình sản phẩm, banner, SEO, sáng tạo bài viết, quảng cáo, sản xuất video, xây dựng các kênh mạng xã hội, tư vấn tự động…, qua đó, giúp tăng trưởng nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.

Để các doanh nghiệp tiếp cận các chính sách, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP.HCM Nguyễn Hữu Hoài Phú giao Trung tâm tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp hợp tác, phối hợp cùng các đơn vị chức năng, phòng kinh tế các quận huyện tập trung tạo điều kiện để ươm tạo những thanh niên khởi nghiệp nông nghiệp, dám nghĩ, dám làm và không ngại thất bại.

Xem thêm
Đàn ngựa bạch của người hùng cứu trạm bơm Cống Bún

Bắc Giang Ít người biết, cha con ở Bắc Giang cứu trạm bơm Cống Bún trong trận bão Yagi hôm nào đang sở hữu đàn ngựa bạch có nguồn gốc từ Mông Cổ…

Thanh, kiểm tra đột xuất các cơ sở giết mổ động vật dịp Tết Ất Tỵ

Thời gian qua, các phương tiện thông tin truyền thông liên tục phản ánh về việc phát hiện các cơ sở giết mổ trong quá trình hoạt động vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

Trường Sơn Bio tái tạo nông nghiệp sạch vì sức khỏe cộng đồng

ĐBSCL Mục tiêu của TSBIO giúp tái sinh nền đất, cải tạo môi trường nông nghiệp, sản sinh ra các sản phâm nông nghiệp hữu cơ, không còn tồn dư của các loại thuốc BVTV.

Bình luận mới nhất