| Hotline: 0983.970.780

TP.HCM kích hoạt hệ thống khám chữa bệnh chống dịch Covid-19

Thứ Tư 29/07/2020 , 10:42 (GMT+7)

Tất cả người bệnh, nhân viên y tế có biểu hiện nghi ngờ, kể cả trường hợp có tiền sử dịch tễ chưa rõ ràng đều được chỉ định xét nghiệm SARS-CoV-2.

Người bệnh đến khám tại BV Quận Thủ Đức được hướng dẫn đeo khẩu trang, sát khuẩn tay trước khi vào khám. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Người bệnh đến khám tại BV Quận Thủ Đức được hướng dẫn đeo khẩu trang, sát khuẩn tay trước khi vào khám. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Để ứng phó với diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Sở Y tế TP.HCM yêu cầu tất cả các bệnh viện và các cơ sở khám, chữa bệnh tăng cường các biện pháp kiểm soát lây nhiễm, tăng cường tầm soát và chỉ định xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với đối với người bệnh và nhân viên y tế có biểu hiện nghi ngờ, kể cả trường hợp có tiền sử dịch tễ chưa rõ ràng để phát hiện sớm ca bệnh, cách ly kịp thời.

Kiểm soát lây nhiễm Covid-19 trong các cơ sở khám chữa bệnh

Sở Y tế yêu cầu tăng cường các biện pháp kiểm soát lây nhiễm Covid-19 trong các cơ sở khám chữa bệnh. Tất cả người đến cơ sở khám, chữa bệnh, nhân viên y tế đảm bảo tuân thủ đúng quy định về rửa tay, mang khẩu trang, kiểm tra thân nhiệt, thực hiện tờ khai y tế...

Người bệnh có triệu chứng liên quan đến Covid-19 và từng đến Đà Nẵng từ ngày 1/7 phải được cách ly tại bệnh viện và xét nghiệm chẩn đoán SARS-CoV-2 và điều trị kịp thời.

Yêu cầu tất cả bệnh viện củng cố, khôi phục các yêu cầu về phòng khám sàng lọc và khu cách ly gồm phòng khám sàng lọc tách rời hẳn khối nhà của khoa khám bệnh, khu cách ly riêng biệt đảm bảo sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân thuộc nhóm nghi ngờ, xác định mắc bệnh SARS-CoV-2.

Trường hợp bệnh viện chưa có khu cách ly, cần bố trí phòng cách ly tạm tại khoa khám bệnh nhằm hạn chế tiếp xúc với người bệnh khác trong khi chờ chuyển viện.

Các trạm y tế, phòng khám tư nhân tăng cường sàng lọc người bệnh có dấu hiệu cảm cúm, triệu chứng ho, sốt bố trí khám ở khu vực riêng, phân luồng riêng và có sổ theo dõi họ tên, địa chỉ, số điện thoại của người bệnh để theo dõi, quản lý ca bệnh. Khi phát hiện người bệnh có triệu chứng liên quan đến Covid-19, liên hệ Trung tâm Cấp cứu 115 để được hỗ trợ vận chuyển người bệnh đến bệnh viện quận, huyện hoặc bệnh viện gần nhất có khu cách ly để chẩn đoán và điều trị.

Các cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn khi tư vấn bán thuốc cho những người có dấu hiệu cảm cúm, triệu chứng ho, sốt phải ghi lại họ tên, địa chỉ, số điện thoại của người bệnh, khuyến cáo cài đặt ứng dụng các ứng dụng khai báo y tế và thông báo cho Trung tâm Y tế quận huyện để theo dõi, quản lý ca bệnh.

Tăng cường sàng lọc và chỉ định xét nghiệm SARS-CoV-2

Sở Y tế TP.HCM yêu cầu tăng cường các biện pháp sàng lọc và chỉ định xét nghiệm sớm SARS-CoV-2 đối với người bệnh và nhân viên y tế có biểu hiện nghi ngờ, kể cả trường hợp có tiền sử dịch tễ chưa rõ ràng để phát hiện sớm ca bệnh, cách ly kịp thời. Tuyệt đối không để tình trạng phát hiện muộn ca bệnh.

Các trường hợp có tiếp xúc với bệnh nhân 416, 418, 419, 420 hoặc người bệnh dương tính khác (theo công bố của Bộ Y tế), hoặc người trở về từ Đà Nẵng từ ngày 1/7 xuất hiện các triệu chứng hô hấp, phải được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 và cách ly tại các bệnh viện có khu cách ly.

Chủ động tìm tác nhân SARS-CoV-2 từ những chùm ca bệnh (những bệnh nhân có cùng các triệu chứng cảm cúm, ho, sốt và có liên quan nhau về yếu tố dịch tễ) tại các phòng khám, hoặc từ những trường hợp viêm phổi nặng không lý giải được nguyên nhân tại các khoa điều trị nội trú của bệnh viện, cần tổ chức hội chẩn để xem xét chỉ định xét nghiệm tìm vi rút SARS-CoV-2.

Trường hợp nằm điều trị tại bệnh viện vì các bệnh lý khác rà soát bổ sung bệnh sử các trường hợp đã từng đến Thành phố Đà Nẵng từ ngày 1/7, nếu có thì lấy mẫu xét nghiệm tìm SARS-CoV-2, trong khi chờ kết quả xét nghiệm chẩn đoán: bố trí bệnh nhân nằm tại khu cách ly của bệnh viện.

Nhân viên y tế từng đến Đà Nẵng từ ngày 1/7 tự cách ly tại nhà đủ 14 ngày kể từ ngày rời khỏi thành phố Đà Nẵng.

Người bệnh từng đến Đà Nẵng từ ngày 1/7 nhưng không có triệu chứng liên quan đến Covid-19, đến các cơ sở khám chữa bệnh vì các lý do khác (như khám thai, khám sức khoẻ,…) cần được chuyển đến phòng khám sàng lọc để thực hiện thăm khám, hạn chế người bệnh vào khuôn viên bệnh viện. Sau đó, cơ sở khám, chữa bệnh chịu trách nhiệm: hướng dẫn người bệnh tự cách ly tại nhà và báo cáo trường hợp đến HCDC để điều phối các Trung tâm y tế lấy mẫu xét nghiệm và theo dõi.

Sở Y tế TP.HCM cũng lưu ý, tất cả bệnh viện và các cơ sở khám, chữa bệnh khác tuyệt đối không được từ chối tiếp nhận khám chữa bệnh, hoặc từ chối chỉ định nhập viện đối với người bệnh trở về từ Đà Nẵng (từ ngày 1/7) mà không giải thích rõ lý do nhằm tránh gây hiểu nhầm và tạo tâm lý bị kỳ thị cho người bệnh.

Tất cả bệnh viện công lập và tư nhân triển khai áp dụng đánh giá mức độ an toàn phòng chống dịch. Rà soát, phát hiện toàn bộ các nguy cơ thiếu an toàn phòng chống dịch của bệnh viện.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm