| Hotline: 0983.970.780

TP.HCM: Kiểm soát chặt tại các cảng biển phòng chống dịch Covid-19

Thứ Sáu 08/01/2021 , 16:17 (GMT+7)

Một người ở quận 9, đi xe máy đến phà Cát Lái và thuê ghe chở ra tàu đang neo đậu tại cảng Cát Lái để lên tàu thăm người thân là thuyền viên.

Trung tâm Kiểm dịch y tế Quốc tế TP.HCM lấy mẫu xét nghiệm thuyền viên tại các tàu neo đậu trên địa bàn TP.HCM. Ảnh: Hồng Tâm.

Trung tâm Kiểm dịch y tế Quốc tế TP.HCM lấy mẫu xét nghiệm thuyền viên tại các tàu neo đậu trên địa bàn TP.HCM. Ảnh: Hồng Tâm.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, nguy cơ dịch bệnh Covid-19 xâm nhập hiện nay từ các trường hợp nhập cảnh hợp pháp và bất hợp pháp từ đường hàng không, đường bộ và đường biển.

Mới đây, ngày 6/1, qua giám sát Bộ đội biên phòng tại cảng Cát Lái TP.HCM đã phát hiện một trường hợp cư ngụ tại quận 9, đi xe máy đến phà Cát Lái và thuê tàu ghe chở ra tàu đang neo đậu tại cảng Cát Lái để lén lên tàu thăm người thân là thuyền viên. Được biết, thuyền viên này thuộc tàu chở hàng đi từ Philipines đến cảng Cát Lái vào ngày 31/12/2020, hiện đang neo đậu tại cảng biển thuộc TP.HCM

Sau khi phát hiện, trường hợp này đã được chuyển cách ly tập trung đủ 14 ngày tại Khu cách ly tập trung quận 9 và được lấy mẫu xét nghiệm. Đồng thời, lấy mẫu xét nghiệm của thuyền viên trên tàu đã tiếp xúc với người thân. Hiện cả hai đã có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CovV-2.

Bộ đội biên phòng TP.HCM cũng đã tìm ra người lái tàu ghe và đang tiến hành điều tra, xử lý theo quy định. Mặt khác, thuyền trưởng tàu chở hàng trên cũng bị xử lý vì vi phạm quy định cách ly đã ký cam kết.

“Trường hợp này cho thấy việc kiểm tra, giám sát quy định phòng chống dịch tại các cảng biển cần được thực hiện chặt chẽ hơn”, bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, giám đốc HCDC TP.HCM cho biết.

Theo quy định hiện nay, thuyền viên trên tàu từ nước ngoài nhập cảng không được lên bờ, không cho phép người trên bờ tiếp xúc với thuyền viên trên tàu. Việc xếp dỡ hàng hóa chủ yếu thực hiện cơ giới hóa. Nếu công nhân ở bờ có lên tàu làm việc thì phải được cấp phép của đội biên phòng, phải mặc đồ bảo hộ phòng dịch và không được phép tiếp xúc với thuyền viên. Bộ đội biên phòng được phân công giám sát quy định này.

Ảnh: Hồng Tâm.

Ảnh: Hồng Tâm.

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trên thế giới, nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam luôn hiện hữu từ những người nhập cảnh, BS.CKII.Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường hiệu quả phối hợp trong công tác phòng chống dịch Covid-19 tại các cảng biển của TP.HCM, đảm bảo thực hiện đúng các quy định của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 và Bộ Y tế.

Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM yêu cầu Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế phối hợp với Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế, Cảng vụ Hàng hải TP.HCM, Bộ Chỉ huy Biên phòng Thành phố và các đơn vị liên quan trong công tác kiểm dịch y tế quốc tế, phòng chống dịch bệnh tại các cảng biển.

Tổ chức ký kết, họp rút kinh nghiệm và chia sẻ thông tin trong hoạt động phối hợp triển khai, kiểm tra giám sát công tác phòng chống dịch bệnh tại các cảng biển; xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn công tác phòng chống dịch cho các cán bộ làm việc tại các cảng biển; tổ chức các hoạt động truyền thông tại các cảng biển (hình thức truyền thông và tài liệu truyền thông phù hợp cho từng nhóm đối tượng)…

Mặt khác, Sở Y tế TP.HCM cũng yêu cầu các thuyền trưởng tất cả các tàu ký cam kết về tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch bệnh; đảm bảo thuyền trưởng và toàn bộ thủy thủ của các tàu nước ngoài được thông tin đầy đủ về các quy định của pháp luật Việt Nam và các hướng dẫn, quy định của ngành y tế Việt Nam về phòng chống dịch bệnh, thuyền trưởng chịu trách nhiệm nếu để thủy thủ đoàn của các tàu vi phạm các quy định, hướng dẫn về phòng chống dịch bệnh.

“Tăng cường các biện pháp giám sát chặt chẽ việc tuân thủ cách ly tại tàu của thủy thủ đoàn các tàu đang trong thời gian cập cảng, có biện pháp xử lý nếu vi phạm”, BS.CKII.Nguyễn Hữu Hưng yêu cầu.

Cũng theo BS.CKII.Nguyễn Hữu Hưng, Bộ Chỉ huy Biên phòng Thành phố cần phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường giám sát người ra vào các cảng, kiểm tra giám sát định kỳ, đột xuất các tàu thuyền tiếp cận giao dịch với các tàu nước ngoài đang neo đậu, đảm bảo tuân thủ đúng quy định và hướng dẫn phòng chống dịch của ngành y tế, phối hợp xử lý nếu vi phạm các quy định trên. Có biện pháp xử lý nghiêm thuyền viên, thuyền trưởng và đại lý tàu nếu để thuyền viên trốn tàu lên bờ sai quy định.

HDCD TP.HCM khuyến cáo, người nhập cảnh cần tuân thủ tuyệt đối quy định khi thực hiện cách ly. Người thân của người cách ly cũng cần hiểu và cần tuân thủ quy định cách ly. Việc tìm mọi cách để tiếp xúc với người thân đang trong thời gian cách ly vừa mang lại nguy cơ cho mình, cho cộng đồng vừa là hành vi vi phạm pháp luật.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.