| Hotline: 0983.970.780

TP.HCM kiến nghị Chính phủ cho phép mở lại một số hoạt động thiết yếu

Thứ Tư 15/04/2020 , 17:31 (GMT+7)

Chủ tịch UBND TP.HCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ tiếp tục giãn cách xã hội đến 30/4, tuy nhiên xem xét cho mở cửa lại một số hoạt động thiết yếu ít nguy cơ.

TP.HCM triển khai lấy mẫu xét nghiệm virus SARS-CoV-2 tất cả hành khách và nhân viên tàu khi đến ga Sài Gòn từ ngày 11/4. Ảnh: Linh Linh.

TP.HCM triển khai lấy mẫu xét nghiệm virus SARS-CoV-2 tất cả hành khách và nhân viên tàu khi đến ga Sài Gòn từ ngày 11/4. Ảnh: Linh Linh.

Tại buổi họp trực tuyến Chính phủ với 63 tỉnh, thành chiều ngày 15/4, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, để kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe của nhân dân, bảo đảm an toàn an tâm và chiến thắng cuối cùng trong giai đoạn này, TP.HCM một lần nữa tiếp tục kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho kéo dài thời gian cách ly xã hội đến hết ngày 30/4 với tinh thần kiên định chủ động, quyết liệt hơn trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch với 5 nội dung.

Thứ nhất, theo số liệu báo cáo của Bộ Thông tin - Truyền thông đo lường sự đi lại của người dân thực hiện Chỉ thị 16, kết quả giảm rõ rệt, cao nhất là ngày 12/4 và xu hướng tăng lên trở lại vào ngày 9/4. Điều này cho thấy, tâm lý chủ quan lơ là. Vì vậy, TP.HCM kiến nghị Chính phủ nghiên cứu thực hiện chiến lược bậc thang giãn cách xã hội càng về sau càng nghiêm ngặt để đảm bảo công tác phòng chống dịch đạt được chiến thắng cuối cùng.

Thứ hai, nền tảng của việc đeo khẩu trang là phòng chống lây lan dịch bệnh, tuy nhiên việc giãn cách xã hội thời gian dài sẽ khiến việc tuân thủ không đeo khẩu trang không chặt chẽ. Mức phạt việc không đeo khẩu trang khi ra đường còn thấp, tối đa 300 ngàn đồng theo Nghị định 176 của Chính phủ. Vì vậy, TP.HCM kiến nghị tăng mức xử phạt hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng đủ sức răn đe phòng chống dịch bệnh.

Công nhân Công ty Nissan ăn trưa tại căn tin có kính ngăn chống lây nhiễm dịch bệnh. Ảnh: H.T.

Công nhân Công ty Nissan ăn trưa tại căn tin có kính ngăn chống lây nhiễm dịch bệnh. Ảnh: H.T.

Thứ ba, các biện pháp như cách ly người bệnh, cách ly kiểm dịch, khai báo y tế, giáo dục sức khỏe là biện pháp ít gây tổn thương kinh tế, tuy nhiên thực hiện giãn cách ly xã hội đặc biệt trong thời gian kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống người dân và sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Để đảm bảo thực hiện được mục tiêu kép, TP. HCM đề xuất Chính phủ xem xét việc mở dần một số hoạt động thiết yếu ít có nguy cơ lây nhiễm đáp ứng bộ tiêu chí kiểm dịch kiểm soát dịch bệnh của Chính phủ.

Bộ tiêu chí kiểm soát dịch bệnh phải được ban hành song song với việc cho phép mở cửa một số hoạt động thiết yếu ít nguy cơ và giao cho từng địa phương kiểm tra giám sát, đóng cửa nếu không đảm bảo các tiêu chí. Đây là chính sách kép để kích thích kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh chưa xác định được thời điểm kết thúc. Việc này sẽ góp phần tăng cường đạo đức và trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội, đồng thời tạo ra văn hóa bảo vệ ngành nghề kinh doanh cho từng doanh nghiệp.  

Thứ tư, đề xuất Chính phủ giao Bộ Y tế xây dựng mô hình dịch tễ của bệnh truyền nhiễm, mục tiêu để biết một người trong một ngày trung bình sẽ đến bao nhiêu chỗ, gặp bao nhiêu người và tiếp xúc gần với bao nhiêu người. Để khi thực hiện giãn cách xã hội thì giảm được bao nhiêu lần tiếp xúc… để từ đó xác định được việc cách ly xã hội tối ưu nhất và mạnh nhất để kiểm soát dịch bệnh.

Thứ năm, hiện nay nhiều quốc gia đã phải hứng chịu sự bùng phát của làn sóng thứ hai lây nhiễm. Do đó, khi dịch bệnh được kiểm soát để bảo vệ tốt nhất sức khỏe của người dân TP.HCM kiến nghị Chính phủ chỉ định một số sân bay tiếp nhận người Việt Nam từ vùng dịch trở về, đồng thời áp dụng các biện pháp cách ly nghiêm hơn nữa.

Qua 15 ngày thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, TP.HCM chỉ tăng thêm 5 ca nhiễm Covid-19 và 12 ngày không phát hiện ca nhiễm mới. 

Xem thêm
Tổng Bí thư: Tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần

Tổng Bí thư lưu ý, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ là bước đầu.

Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người dâng giọt mật cho đời

Nghề làm mật mía đã nuôi sống mấy thế hệ trong gia đình lão Nhạc. Tuy nhiên, lão vẫn lo một ngày nào đó nghề cha ông sẽ bị thất truyền.

Bình luận mới nhất