| Hotline: 0983.970.780

Trái tim vàng và bàn tay ngọc

Thứ Bảy 02/02/2019 , 08:01 (GMT+7)

Bà Nguyễn Thị Bính - phu nhân Giáo sư Hoàng Xuân Hãn - là một trong số hiếm hoi phụ nữ Việt Nam đầu thế kỷ XX, có bằng Dược sĩ hạng nhất tại Đại học Dược khoa (Paris - Pháp).

Phụ nữ Việt Nam có bằng Dược sĩ hạng nhất trước Cách mạng tháng Tám 1945 là thứ "của hiếm". Khắp Hà Nội chỉ có dược sĩ Đỗ Thị Thao (74 phố Hàng Bạc), phu nhân Luật sư Phan Anh và Dược sĩ Nguyễn Thị Bính. Hai bà từng học trường Đại học Đông Dương rồi sang Pháp tu nghiệp để lấy bằng Dược sĩ hạng nhất.
 

Chàng trai cầm tinh... con vịt

Năm 1934, đang học trường Cầu đường Paris (École Nationale des Ponts et Chaussées), Hoàng Xuân Hãn về Việt Nam. Bốn tháng sau, anh trở lại Pháp để tiếp tục việc học. Trên chuyến tàu lần này, anh gặp cô Nguyễn Thị Bính, cũng đang trên đường sang Pháp vào học trường Đại học Dược khoa. 

18-00-54_ktgd_gs_hong_xun_hn_2
Ông bà Giáo sư Hoàng Xuân Hãn tiếp chuyện đạo diễn Trần Văn Thủy (Paris, 11-1989)

Hàng tháng bồng bềnh trên đại dương, qua bao nhiêu xứ sở, mối tình nảy nở giữa chàng sinh viên họ Hoàng (Nghệ Tĩnh) với cô nữ sinh trường Đồng Khánh (Hà Nội), rồi họ trở thành đôi bạn trăm năm. Khi ngoài 80 tuổi, trả lời câu hỏi của đạo diễn Trần Văn Thủy về tình yêu của ông bà, bà Bính rủ rỉ bảo:

"Thuở ấy chúng tôi cùng du học qua Pháp bằng tàu thủy. Tàu đi trên biển được ít ngày thì ông ấy đã để ý tôi rồi. Qua Pháp chúng tôi có lòng với nhau. Tôi biên thư về Hà Nội xin ý kiến của thầy mẹ. Thầy mẹ tôi biên thư bảo tôi hỏi xem anh ấy tuổi gì.

Lúc ấy tôi hỏi: "Anh tuổi gì" thì ông ấy bảo: "Tôi tuổi... con vịt". Thế là tôi cũng biên thư về Hà Nội thưa với thầy mẹ tôi: Anh ấy tuổi con vịt".

Hai năm sau, Hoàng Xuân Hãn kết hôn với cô Nguyễn Thị Bính.  Nhà văn Nguyễn Đức Hiền đã trân trọng đánh giá: "Đôi bạn trí thức "Hoàng - Nguyễn" ấy từ thuở mới yêu nhau đến thuở nên duyên cầm sắt, cho đến mãi mãi về sau này không hề bao giờ có ý tưởng làm giàu nhằm vinh thân phì gia".
 

Cơ sở bí mật nội thành

Hiệu thuốc tân dược của bà Bính trên đường Tràng Thi, sát cạnh hiệu thuốc là nhà ông bà Nguyễn Mạnh Hà (Bộ trưởng Bộ Kinh tế của Chính phủ Hồ Chí Minh năm 1945). Ông Nguyễn Bắc, nguyên Thành ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa Hà Nội, trong hồi ký của mình kể rằng, thời kỳ hoạt động bí mật, nhiều lần ông đã đến hiệu thuốc bà Bính, chuyển giao thư từ, tài liệu của đồng chí Phạm Văn Đồng tận tay GS Hoàng Xuân Hãn.

Đầu xuân 1951 khi bị chính quyền bù nhìn đe dọa bắt, ông Hãn lánh sang Pháp. Ông lên máy bay một mình với 2 va li con mang theo các tư liệu văn hóa quý giá nhất. Ở lại Hà Nội, bà Bính tiếp tục tạo điều kiện cho tổ chức cách mạng liên lạc với chồng bà cũng như một số trí thức Việt kiều tại Paris.

Khi cuộc chiến đấu tại Điện Biên Phủ đang bước vào giai đoạn giằng co giữa hai bên, Hội nghị Genève bàn về việc lập lại hòa bình ở Triều Tiên và Đông Dương được mở. Tại Hà Nội, một cuộc vận động kiến nghị đòi hòa bình ở Đông Dương diễn ra. Chỉ trong vòng chưa đầy tuần lễ, hàng trăm thân sĩ, trí thức có tên tuổi ở Hà Nội đã ký vào bản kiến nghị. Văn bản lập tức được gửi đi Paris trao tận tay nhóm GS Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Mạnh Hà.

Dưới nhan đề "Những nhân sĩ Hà Nội" (Les notabilitiés de Hanoi) hai tờ báo lớn nhất nước Pháp 'Le Monde" và "L'Humanité" đồng thời đăng trên trang nhất nguyên văn bản kiến nghị kèm tên tuổi chữ ký những người đòi hòa bình dài sắp lượt hai cột báo. Về sau này, một số người có trách nhiệm mới biết, văn bản sang Paris được suôn sẻ là nhờ bà Nguyễn Thị Bính. Bà đã nhờ một dược sĩ trông coi hiệu thuốc rồi sang Paris mang theo bản kiến nghị đòi hòa bình ở Đông Dương.
 

Trái tim vàng và bàn tay ngọc

Chính những năm tháng tảo tần làm chủ hiệu thuốc, bà Bính đã gom góp từng đồng để chồng tiêu dùng hàng trăm đồng Đông Dương vào những công trình nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn. 

18-00-54_ktgd_gs_hong_xun_hn_1
Dược sĩ Nguyễn Thị Bính (1910 – 2008)

Bà Bính đã âm thầm chi ra những khoản tiền lớn cho ông tiêu dùng vào các việc tìm kiếm, hoặc chuộc lại, hoặc sao chép, nhặt nhạnh… các di cảo, di bản mà ông Hãn là "nỗ lực cứu vớt những sách tàn giấy cũ"… Trong đó, có một thứ vô cùng quý giá là bảo vật quốc gia: Thư vua Quang Trung gửi La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp.

Đó là năm 1938, khi đi thăm những dòng họ quanh vùng, Hoàng Xuân Hãn được gặp ông tộc trưởng hậu duệ của Nguyễn Thiếp lúc này rất nghèo khó. Ông ấy đã cho học giả họ Hoàng xem bức thư của vua Quang Trung được cất trong nhà thờ họ. Thấy tài liệu quý giá mà được bảo quản rất sơ sài, chủ nhà bó lại rồi nhét vào ống tre, thành ra các bức thư sờn rách hết. 

Hoàng Xuân Hãn mượn về sao lại rồi đóng hòm sơn son thiếp vàng để các bức thư vào trong. Sau này, những bức thư được GS Hoàng Xuân Hãn chuyển qua bác sĩ Nguyễn Khắc Viện đưa về giao cho Bảo tàng Lịch sử Quốc gia bảo quản.

Ngoài ra, nhiều tư liệu quý giá khác được ông đưa vào các công trình nghiên cứu: "Lý Thường Kiệt"; "Chinh phụ ngâm bị khảo"; "Truyện Kiều tầm nguyên"; "Thi văn Việt Nam: Từ đời Trần đến cuối đời Mạc"; "Mai Đình mộng ký"; "Bích Câu kỳ ngộ"; "Truyện Song Tinh"; "Văn tế thập loại chúng sinh"…

Từ sau năm 1954, tình hình đất nước có chuyển biến, ông bà Hoàng Xuân Hãn không trở về nữa. Ông bà đã làm giấy hiến toàn bộ hiệu thuốc và tài sản cho Chính phủ. 

Trong số tài sản này, theo Đại tá - Bác sĩ Lê Khắc Thiền, nguyên Giám đốc Viện Quân y Trung ương, có nhiều hòm sách báo cũ Hán Nôm, nhiều bản cảo bằng giấy dó mà ông Hãn đã nuôi một bác đồ Nho trong nhà sao chép biết bao năm trường.

Qua những việc làm của ông bà Hoàng Xuân Hãn, nhà văn Nguyễn Đức Hiền bình luận: "Nếu thiếu người bạn đời tâm đắc, đảm đang, thiếu người cộng sự dịu dàng có trái tim vàng với đôi bàn tay ngọc như Nguyễn Thị Bính, làm sao Hoàng Xuân Hãn có thể một mình bơi chải trong biển sâu cổ học để phát hiện, sưu tầm, bảo tồn những hạt châu văn hóa, để thực hiện hoài bão nối gót các bậc phu tử (hiền triết)?".

Còn bác sĩ Lê Khắc Thiền cũng bày tỏ: "Ngày nay nhiều người đều biết rằng nhờ hằng tâm và ý thức cao cả của ông bà Hãn, nhiều di sản văn hóa dân tộc vô giá mới được cứu thoát khỏi bom đạn chiến tranh cùng lửa thiêu mù quáng".

(Kiến thức gia đình số tết)

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm