| Hotline: 0983.970.780

Trám đen xứ Nghệ mất mùa

Chủ Nhật 25/08/2024 , 16:15 (GMT+7)

NGHỆ AN Những ngày này, người dân Nghệ An đang thu hoạch quả trám đen. Trám năm nay mất mùa, khan hàng, đội giá. Nhiều thương lái mua trám khi quả còn non bị thua lỗ.

Tại Nghệ An, trám đen có ở nhiều huyện như Anh Sơn, Đô Lương, Tân Kỳ, Nam Đàn… nhưng tập trung nhiều nhất ở huyện Thanh Chương (khoảng 1000 cây). Cây trám cho quả chủ yếu hiện nay là trám thuần chủng, mọc tự nhiên hoặc do người dân trồng trong vườn với đặc điểm thây cây cao lớn hàng chục mét, khó thu hái. Sản lượng trám quả của huyện Thanh Chương ước đạt vài trăm tấn/năm.

Tại Nghệ An, trám đen có ở nhiều huyện như Anh Sơn, Đô Lương, Tân Kỳ, Nam Đàn… nhưng tập trung nhiều nhất ở huyện Thanh Chương (khoảng 1000 cây). Cây trám cho quả chủ yếu hiện nay là trám thuần chủng, mọc tự nhiên hoặc do người dân trồng trong vườn với đặc điểm thây cây cao lớn hàng chục mét, khó thu hái. Sản lượng trám quả của huyện Thanh Chương ước đạt vài trăm tấn/năm.

Trám lúc mới đậu quả có màu xanh, khi chín chuyển thành màu đen bọc một lớp bụi phấn trắng. Từ tháng 7 đến tháng 9 là mùa thu hoạch trám đen. Theo bà con địa phương, trám năm nay mất mùa, cây cho quả ít, thậm chí không có quả. Ông Trần Văn Kỳ (64 tuổi), một người làm nghề trèo trám lâu năm tại xã Thanh Tiên (Thanh Chương) cho biết, những cây trám mùa trước mỗi cây cho vài tạ quả, năm nay chỉ được vài yến, thậm chí không có quả nào.

Trám lúc mới đậu quả có màu xanh, khi chín chuyển thành màu đen bọc một lớp bụi phấn trắng. Từ tháng 7 đến tháng 9 là mùa thu hoạch trám đen. Theo bà con địa phương, trám năm nay mất mùa, cây cho quả ít, thậm chí không có quả. Ông Trần Văn Kỳ (64 tuổi), một người làm nghề trèo trám lâu năm tại xã Thanh Tiên (Thanh Chương) cho biết, những cây trám mùa trước mỗi cây cho vài tạ quả, năm nay chỉ được vài yến, thậm chí không có quả nào.

So với những vụ trước, vụ trám này thu hái muộn hơn, gần rằm tháng 7 âm lịch trám mới chín rộ. Mùa trám đến, những người làm nghề trèo trám (mua trám cả cây) tại Nghệ An hoạt động nhộn nhịp. Họ thường đi theo nhóm 2 - 4 người, mang theo thang, sào để chọc trám, các cuộn lưới, bạt để hứng trám. Những người làm nghề hái trám ở các huyện tỏa đi khắp các địa phương có trám trong và ngoài tỉnh để mua.

So với những vụ trước, vụ trám này thu hái muộn hơn, gần rằm tháng 7 âm lịch trám mới chín rộ. Mùa trám đến, những người làm nghề trèo trám (mua trám cả cây) tại Nghệ An hoạt động nhộn nhịp. Họ thường đi theo nhóm 2 - 4 người, mang theo thang, sào để chọc trám, các cuộn lưới, bạt để hứng trám. Những người làm nghề hái trám ở các huyện tỏa đi khắp các địa phương có trám trong và ngoài tỉnh để mua.

Cây trám cao, tán rộng, quả nhỏ rất khó thu hái. Người hái trám phải trèo lên cây, dùng sào để chọc. Hái trám khó khăn nhất là lúc trèo vì thân cây cao, trơn tru, thẳng, không có chỗ bám víu. Dùng thang để trèo chỉ hỗ trợ được một đoạn dưới gốc, còn trên cây, người hái trám phải tự vận động.

Cây trám cao, tán rộng, quả nhỏ rất khó thu hái. Người hái trám phải trèo lên cây, dùng sào để chọc. Hái trám khó khăn nhất là lúc trèo vì thân cây cao, trơn tru, thẳng, không có chỗ bám víu. Dùng thang để trèo chỉ hỗ trợ được một đoạn dưới gốc, còn trên cây, người hái trám phải tự vận động.

Trèo cây đã khó, chọc được quả trám trên cây lại còn khó hơn. Khi đã trèo lên cây trám, người trèo phải 'tùy cơ ứng biến' để chọc quả. Anh Nguyễn Thiện Vũ (27 tuổi), một người buôn trám ở xã Khánh Sơn (Nam Đàn) cho biết: Trám là cây thân giòn, dễ gãy, leo trèo khá nguy hiểm. Người trèo trám cần đeo dây bảo hiểm trước khi vào việc, đề phòng tai nạn.

Trèo cây đã khó, chọc được quả trám trên cây lại còn khó hơn. Khi đã trèo lên cây trám, người trèo phải “tùy cơ ứng biến” để chọc quả. Anh Nguyễn Thiện Vũ (27 tuổi), một người buôn trám ở xã Khánh Sơn (Nam Đàn) cho biết: Trám là cây thân giòn, dễ gãy, leo trèo khá nguy hiểm. Người trèo trám cần đeo dây bảo hiểm trước khi vào việc, đề phòng tai nạn.

Cây trám thường mọc ở những địa hình chênh vênh. Để đỡ công nhặt trám, người dân làm nghề thường trải lưới, bạt quanh gốc để hứng quả. Mùa thu hoạch trám kéo dài từ tháng 7 đến tháng 9 đã tạo việc làm cho nhiều lao động. Các xã như Thanh Nho (Thanh Chương), Nam Sơn (Đô Lương), Lĩnh Sơn (Anh Sơn) mỗi xã có hàng chục, có khi hàng trăm người theo nghề thu hoạch trám.

Cây trám thường mọc ở những địa hình chênh vênh. Để đỡ công nhặt trám, người dân làm nghề thường trải lưới, bạt quanh gốc để hứng quả. Mùa thu hoạch trám kéo dài từ tháng 7 đến tháng 9 đã tạo việc làm cho nhiều lao động. Các xã như Thanh Nho (Thanh Chương), Nam Sơn (Đô Lương), Lĩnh Sơn (Anh Sơn) mỗi xã có hàng chục, có khi hàng trăm người theo nghề thu hoạch trám.

Những ngày nắng to, người dân thường đi hái trám sớm. Tầm 5h - 5h30 họ đã có mặt dưới gốc cây. Theo bà con, mùa này hái xong càng sớm càng tốt, vừa khỏe người, vừa đảm bảo trám không bị chín do nắng. Người dân đi nhặt trám được chủ trám trả tiền công khoảng 300 nghìn đồng/ngày.

Những ngày nắng to, người dân thường đi hái trám sớm. Tầm 5h - 5h30 họ đã có mặt dưới gốc cây. Theo bà con, mùa này hái xong càng sớm càng tốt, vừa khỏe người, vừa đảm bảo trám không bị chín do nắng. Người dân đi nhặt trám được chủ trám trả tiền công khoảng 300 nghìn đồng/ngày.

Do việc thu hái quả trám khó khăn nên những gia đình có trám thường bán trám xanh cho dân buôn. Những người 'buôn trám cả cây' thường mua trám khi mới đậu quả, chờ trám chín mới đến thu hoạch. Một số hộ làm nghề buôn trám đã chi hàng trăm triệu đồng để mua trám non, mùa trám chín họ huy động nhân lực thu hoạch dần. Anh Lê Văn Hà (48 tuổi) một người buôn trám lâu năm ở xã Nam Sơn (Đô Lương) chia sẻ: Năm nay vợ chồng anh bỏ ra 400 trăm triệu đồng để mua trám nhưng trám ít quả, không có quả nên thất thu.

Do việc thu hái quả trám khó khăn nên những gia đình có trám thường bán trám xanh cho dân buôn. Những người “buôn trám cả cây” thường mua trám khi mới đậu quả, chờ trám chín mới đến thu hoạch. Một số hộ làm nghề buôn trám đã chi hàng trăm triệu đồng để mua trám non, mùa trám chín họ huy động nhân lực thu hoạch dần. Anh Lê Văn Hà (48 tuổi) một người buôn trám lâu năm ở xã Nam Sơn (Đô Lương) chia sẻ: Năm nay vợ chồng anh bỏ ra 400 trăm triệu đồng để mua trám nhưng trám ít quả, không có quả nên thất thu.

Mất mùa, sản lượng thấp nhưng trám quả khá đẹp, to đều, đen nháy, thơm phức. Trám đen Nghệ An chất lượng thơm ngon, béo bùi, mang hương vị đặc trưng của núi rừng miền Tây xứ Nghệ, có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, được nhiều người ưa thích.

Mất mùa, sản lượng thấp nhưng trám quả khá đẹp, to đều, đen nháy, thơm phức. Trám đen Nghệ An chất lượng thơm ngon, béo bùi, mang hương vị đặc trưng của núi rừng miền Tây xứ Nghệ, có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, được nhiều người ưa thích.

Năm nay trám mất mùa, người dân làm nghề trèo trám không mấy vui vẻ vì lao động vất vả nhưng thu nhập chẳng được bao nhiều, có khi còn lỗ nặng. Gặp những cây trám không có quả, tiền mua đã trả xong, họ phải thương lượng với các chủ trám để bớt được một ít tiền. Nhiều hộ đồng ý cho người trèo trám năm sau đến thu hái tiếp để bù cho năm nay, hoặc cây có quả ít thì hái trên cây xuống cân lên được bao nhiêu thì mua bấy nhiêu.

Năm nay trám mất mùa, người dân làm nghề trèo trám không mấy vui vẻ vì lao động vất vả nhưng thu nhập chẳng được bao nhiều, có khi còn lỗ nặng. Gặp những cây trám không có quả, tiền mua đã trả xong, họ phải thương lượng với các chủ trám để bớt được một ít tiền. Nhiều hộ đồng ý cho người trèo trám năm sau đến thu hái tiếp để bù cho năm nay, hoặc cây có quả ít thì hái trên cây xuống cân lên được bao nhiêu thì mua bấy nhiêu.

Anh Trần Văn Bảy, một người làm nghề trèo trám ở xã Thanh Nho (Thanh Chương) cho biết, nhóm trèo trám của anh năm nay bỏ ra gần 500 triệu đồng mua trám trên cây. Do mua vào thời điểm trám mới ra hoa, chưa ước lượng được quả nên lỗ nặng.

Anh Trần Văn Bảy, một người làm nghề trèo trám ở xã Thanh Nho (Thanh Chương) cho biết, nhóm trèo trám của anh năm nay bỏ ra gần 500 triệu đồng mua trám trên cây. Do mua vào thời điểm trám mới ra hoa, chưa ước lượng được quả nên lỗ nặng.

Trám mất mùa, các cơ sở thu mua không còn hoạt động nhộn nhịp như trước. Riêng huyện Thanh Chương có hàng chục cơ sở thu mua trám đen. Chị Trần Thị Thảo (42 tuổi) - chủ cơ sở thu mua trám ở xã Thanh Liên (Thanh Chương) cho biết: Vào thời điểm này năm trước, mỗi ngày nhập hàng tấn trám, nhưng năm nay không có trám để mua. Các cơ sở thu mua trám trong huyện để chế biến, bán lẻ hay chuyển đi Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đều khan hàng.

Trám mất mùa, các cơ sở thu mua không còn hoạt động nhộn nhịp như trước. Riêng huyện Thanh Chương có hàng chục cơ sở thu mua trám đen. Chị Trần Thị Thảo (42 tuổi) - chủ cơ sở thu mua trám ở xã Thanh Liên (Thanh Chương) cho biết: Vào thời điểm này năm trước, mỗi ngày nhập hàng tấn trám, nhưng năm nay không có trám để mua. Các cơ sở thu mua trám trong huyện để chế biến, bán lẻ hay chuyển đi Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đều khan hàng.

Do mất mùa nên trám đen Nghệ An năm nay giá cao. Giá trám nhập vào ở các cơ sở thu mua trên địa bàn tỉnh giao động từ 105.000 - 110.000 đồng/kg. Trám đen bán lẻ ở các chợ quê có giá từ 120.000 - 140.000 đồng/kg, đắt hơn năm 2023 từ 20.000 - 40.000 đồng/kg.

Do mất mùa nên trám đen Nghệ An năm nay giá cao. Giá trám nhập vào ở các cơ sở thu mua trên địa bàn tỉnh giao động từ 105.000 - 110.000 đồng/kg. Trám đen bán lẻ ở các chợ quê có giá từ 120.000 - 140.000 đồng/kg, đắt hơn năm 2023 từ 20.000 - 40.000 đồng/kg.

Xem thêm
Xuất khẩu cà phê lập kỷ lục mới, có thể đạt 5,5 tỷ USD năm 2024

Xuất khẩu cà phê lập kỷ lục mới, có thể đạt 5,5 tỷ USD năm 2024. 1.000ha lúa được sử dụng miễn phí chế phẩm vi sinh. Tây Ninh: Triệt phá chuyên án ma túy lớn nhất từ trước tới nay. Thu giữ hơn 500kg pháo hoa tại cửa khẩu quốc tế Cha Lo.

Tiêu úng, cứu cây trồng sau siêu bão - Kinh nghiệm của Hải Phòng

Hai khách mời: Ông Đoàn Văn Ban - Phó Chi cục trưởng Chi cục thủy lợi và phòng chống thiên tai TP Hải Phòng và ông Vũ Xuân Hạnh - Phó TGĐ Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi An Hải, cùng bàn về giải pháp tiêu úng, cứu cây trồng sau bão.

Cây trồng công nghệ sinh học - 10 năm bén rễ tại Việt Nam

Những thước phim nhìn lại sau 10 năm các giống ngô kháng sâu được chính thức gieo trồng tại Việt Nam. Những nghiên cứu ứng dụng cùng cách tiếp cận mới trong chỉnh sửa gen.

Hơn 400 người chữa cháy rừng ở Hải Dương

Hơn 400 người gồm các lực lượng công an, quân đội, kiểm lâm... nỗ lực dập tắt đám cháy rừng phòng hộ ở khu vực núi An Phụ, xã An Sinh, thị xã Kinh Môn, Hải Dương.

Bình luận mới nhất