| Hotline: 0983.970.780

Mùa trám buồn

Thứ Ba 10/08/2021 , 18:42 (GMT+7)

NGHỆ AN Giá trám bán lẻ 'lao dốc' từ 100.000 – 110.000 đ/kg năm trước, xuống chỉ còn 55.000 – 60.000 đ/kg (đầu tháng 8/2021). Các cơ sở thu mua cầm chừng, chỉ bằng 1/3 năm ngoái.

Trám đen rớt giá, khó tiêu thụ

Năm nay trám được mùa, sai quả, người trồng trám hầu hết đã bán trám non cho lái buôn từ hồi tháng 3, tháng 4, chỉ một số hộ giữ lại tự thu hoạch để bán. Ông Trần Văn Tam (60 tuổi) ở xã Thanh Nho (Thanh Chương) phấn khởi cho biết: Nhà tôi có 4 cây trám đã cho quả. Riêng cây trám to nhất trồng từ năm 1986, năm nay "bán non” được 8 triệu đồng, tương đương năm ngoái.

Đặc sản trám đen Thanh Chương năm nay rớt giá, tiêu thụ vô cùng khó khăn. Ảnh: Việt Cường.

Đặc sản trám đen Thanh Chương năm nay rớt giá, tiêu thụ vô cùng khó khăn. Ảnh: Việt Cường.

Trám đen Thanh Chương là loại quả sạch, béo bùi mang hương vị đặc trưng có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, là đặc sản được nhiều người ưa thích.

Từ năm 2017, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất chế biến và bảo quản, doanh nghiệp địa phương đã đưa ra thị trường 2 sản phẩm trám muối đóng lọ và trám sấy khô. Những năm qua, giá trám đen quả tươi không ngừng tăng lên từ 50.000 đ/kg (2017) lên 80.000 đ/kg rồi lên 120 000 đ/kg (năm 2020).

Trám đen được giá bởi sạch, ngon và hiếm. Không như các loại cây ăn quả khác, chỉ trồng vài ba năm là thu hoạch, trám thuần chủng đúc từ hạt phải trồng 7 - 8 năm, trong đó chỉ khoảng 40% cây cái mới cho quả. Diện tích trồng trám ghép ở địa phương tuy đã được mở rộng (khoảng 20 ha), nhưng cho quả không nhiều, năng suất, chất lượng không như mong đợi.

Hiện giá trám chỉ bằng nửa năm trước, nhưng tiêu thụ vẫn khó khăn do dịch bệnh Covid-19. Ảnh: Việt Cường.

Hiện giá trám chỉ bằng nửa năm trước, nhưng tiêu thụ vẫn khó khăn do dịch bệnh Covid-19. Ảnh: Việt Cường.

Ông Lê Đình Hùng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh Nho, địa phương có nhiều trám ở Thanh Chương cho biết: Mùa thu hoạch trám đen năm nay diễn ra trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 bùng phát, khiến trám rớt giá, việc tiêu thụ trám gặp nhiều khó khăn.

Giá trám bán lẻ giữa các chợ trên địa bàn “lao dốc” từ 100.000 – 110.000 đ/kg (năm trước) rớt xuống chỉ còn 55.000 – 60.000 đ/kg (đầu tháng 8/2021).

Anh Trần Văn Mão (46 tuổi), một người buôn trám lâu năm ở xã này chia sẻ: Năm nay, giá mua trám non không khác mấy so với năm ngoái, nhưng giá trám chín bán ra thì giảm mạnh, lại khó bán, nên người “buôn trám cả cây" buồn thiu, không kiếm lãi được như các năm trước, nhiều cây mua không khéo, lúc thu hái sẽ thua lỗ.

Mùa trám, đội ngũ những người làm nghề hái trám hoạt động liên tục. Ảnh: Việt Cường.

Mùa trám, đội ngũ những người làm nghề hái trám hoạt động liên tục. Ảnh: Việt Cường.

Dịp này, nhiều hộ dân không bán trám non, tự thu hoạch quả để bán cũng gặp khó khăn, mất công trèo hái, đem đi chợ, nhưng số tiền thu được không bằng "bán non”. Một phụ nữ xã Phong Thịnh bán trám ở chợ Chùa cho biết: “Trám nhà tôi thuộc loại vừa, tự hái mang đi chợ bán lẻ với giá 55 – 60.000 đ/kg, giảm 30.000 - 40.000 đồng/kg so với năm trước, nhưng vẫn khó bán”.

Do điều kiện dịch bệnh, nhiều cơ sở thu mua trám quả ở Thanh Chương hoạt động cầm chừng hoặc không hoạt động, giá trám giảm mạnh, khó tiêu thụ, khiến nhiều người buôn trám than dài. Chị Trần Thị Thảo (42 tuổi) chủ 1 cơ sở thu mua trám ở xã Thanh Liên cho biết: Những năm trước, trám đen Thanh Chương được tiêu thụ rộng khắp trong Nam, ngoài Bắc.

Nay tình hình dịch bệnh phức tạp, không thể vận chuyển trám vào Nam, chỉ chuyển ra Bắc được một ít, nên cơ sở thu mua cầm chừng, số lượng chỉ bằng 1/3 năm ngoái. Hiện giá nhập sỷ của cơ sở, tùy từng loại trám, giao động chỉ từ 40.000 – 65.000 đ/kg”.

Mạo hiểm nghề hái trám

Tại Nghệ An, trám đen có ở nhiều huyện như Anh Sơn, Đô Lương, Tân Kỳ, Nam Đàn…, nhưng tập trung nhiều nhất ở huyện Thanh Chương. Tuy diện tích trồng trám ghép đang ngày một tăng, nhưng cây trám cho quả chủ yếu hiện nay là trám thuần chủng, mọc tự nhiên hoặc do người dân trồng trong vườn, rừng với đặc điểm thân cây cao lớn hàng chục mét, khó thu hái. Sản lượng trám quả của huyện Thanh Chương ước đạt 300 tấn/năm.

 Trèo trám đã khó, chọc được quả trám trên cành càng khó hơn. Ảnh: Việt Cường.

 Trèo trám đã khó, chọc được quả trám trên cành càng khó hơn. Ảnh: Việt Cường.

Những ngày này, về các xã miền núi hyện Thanh Chương, thấy người dân đi xe máy chở theo những cuộn bì lưới, vác trên vai những chiếc sào dài, thì đó chắc chắn là những người làm nghề trèo trám.

Dân gian thường nói, nghề trèo trám không phải “muốn là làm” mà là một nghề khá đặc biệt, trước hết yêu cầu phải biết trèo cây, phải gan dạ, dám chấp nhận mạo hiểm, nhiều khi phải đánh đổi cả tính mạng.

Ở các địa phương có nhiều trám như Cát Văn, Thanh Nho, Thanh Hương… (huyện Thanh Chương) thường xuất hiện những người làm nghề trèo trám, nói đúng hơn là nghề buôn trám trên cây, gắn liền với việc trèo hái.

Hàng năm, vào đầu hè, khi trám mới đậu quả, những người buôn trám tỏa đi các địa phương trong và ngoài huyện, tìm nhà có trám để đặt mua. Khi đã thỏa thuận được với chủ nhà về giá cả, họ đặt lại một ít tiền cọc từ vài ba trăm nghìn đến vài triệu đồng, chờ trám chín đến thanh toán rồi thu hoạch.

Trước khi hái trám, người nhặt trám thường trải lưới hoặc bạt dưới gốc để hứng quả. Ảnh: Việt Cường.

Trước khi hái trám, người nhặt trám thường trải lưới hoặc bạt dưới gốc để hứng quả. Ảnh: Việt Cường.

Ngày xưa trám rẻ, cần ít vốn, lúc chín mới đi mua, mua đâu, trèo đó. Nay trám đắt, cần nhiều vốn và phải đi mua từ sớm. Ông Hoàng Văn Trí (56 tuổi), một người buôn trám lâu năm ở xã Võ Liệt (Thanh Chương) cho biết: Mỗi mùa trám, phải đặt cọc trước hàng chục triệu đồng, người dài vốn thì vài trăm triệu đồng. Có những cây trám lớn, sai quả, phải mua đến 15 triệu đồng. Những “xếp trám” bỏ số tiền lớn ra mua trám, sau đó thuê người đi thu, hái, kiếm lời.

Nghề hái trám được ví như “trứng treo đầu gậy”, dễ rơi rớt, có khi phải đánh đổi bằng cả tính mạng. Thân cây trám cao lớn, thẳng đuột trèo cây đã khó, chọc được quả trám trên cây lại còn khó hơn. Khi đã trèo lên cây trám, người trèo trám phải trổ hết các “chiêu” đứng, ngồi, víu với… tùy cơ ứng biến để chọc quả, dù mỏi mệt cũng cố hái xong mới xuống, không lên xuống cây nhiều lần, tốn sức.

Những cây trám đen phải trồng từ 7-8 năm mới cho quả, nhưng tỉ lệ cây cho quả cũng không nhiều. Ảnh: Việt Cường.

Những cây trám đen phải trồng từ 7-8 năm mới cho quả, nhưng tỉ lệ cây cho quả cũng không nhiều. Ảnh: Việt Cường.

Ông Trần Văn Kỳ (61 tuổi) một người trèo trám lâu năm ở xã Thanh Tiên (Thanh Chương), cho biết: Cây trám giòn dễ gãy. Trèo trám hái quả nhiều khi cũng mạo hiểm. Trên địa bàn đã từng xảy ra nhiều vụ trèo trám bị rơi, gãy tay chân, bại liệt, chết người, bản thân ông cũng đã bị gãy xương do trèo trám.

Người dân làm nghề trèo trám thường đi theo nhóm, mỗi nhóm có 2 - 5 người. Đàn ông, con trai khỏe mạnh thì chuyên trèo hái, phụ nữ thì chuyên nhặt quả. Mùa thu hoạch trám kéo dài từ tháng 7 đến tháng 8 đã tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, đặc biệt như xã Thanh Nho (Thanh Chương) có cả trăm lao động làm nghề thu hoạch trám.

Nhiều xóm có hàng chục hộ dân làm nghề buôn trám. Người đi nhặt trám được trả tiền công trên dưới 300 nghìn đồng/ngày.

Xem thêm
Thả 3 cá thể khỉ đuôi lợn quý hiếm về tự nhiên

Sau khi người dân tự nguyện giao nộp, 3 cá thể khỉ đuôi lợn đã được chăm sóc khỏe mạnh trước khi thả về tự nhiên để bảo tồn gen động vật quý hiếm.

Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm