| Hotline: 0983.970.780

"Trấn an" giá đường

Thứ Hai 29/03/2010 , 09:45 (GMT+7)

Hiệp hội Mía đường vừa tổ chức họp toàn thể hội viên, và phần lớn thời gian của buổi họp tập trung bàn về vấn đề giá đường.

Hiệp hội Mía đường vừa tổ chức họp toàn thể hội viên, và phần lớn thời gian của buổi họp tập trung bàn về vấn đề giá đường.

 Việc giá đường giảm mạnh trên thị trường thế giới đang làm các DN SX cũng như kinh doanh đường choáng váng. Theo GĐ Cty Minh Tâm, một DN chuyên kinh doanh đường trên thị trường nội địa, giá đường bán buôn đã giảm mạnh từ mức 17.000- 17.500 xuống còn 14.000-14.500 đ/kg trong tuần qua. Đương nhiên nhiều DN buôn đường lỗ nặng bởi phần lớn nguồn đường mà họ đang có sẵn, đều được lấy về khi giá xuất kho của các Cty mía đường đang ở mức khoảng 17.000 đ/kg. Ngay cả hiện giờ, khi giá bán buôn trên thị trường đã giảm xuống mức dưới 15.000 đ/kg, thì giá xuất kho của các NM đối với đường RS vẫn ở mức từ 15.000 đ/kg trở lên.

Đáng ngại hơn, do giá đường thế giới giảm mạnh, do đó các nhà NK đang có sẵn trong tay quota NK đường đang đẩy mạnh việc nhập cho hết quota mà họ có. Bên cạnh đó, theo nguồn tin từ Bộ Công thương, do niên vụ 2009/2010 ước tính chỉ đạt khoảng 950 ngàn tấn đường, và mới chỉ có 200.000 tấn đường đã cho nhập, trong khi nhu cầu đường vào khoảng 1,3 triệu tấn, nên Bộ này lại dập dình cho nhập thêm đường. Như vậy cùng lúc nhiều áp lực kép đẩy giá đường trong nước  xuống.

Tuy giá bán buôn đã giảm khá mạnh, thế nhưng trên thị đường hiện nay giá đường bán lẻ ở các siêu thị vẫn đang ở mức cao: trên dưới 20.000 đ/kg. Lý giải về điều này, GĐ Cty Minh Tâm cho biết, giá đường từ các NM đến người tiêu dùng đang phải trải qua khá nhiều cấp đại lý, đó là chưa nói các siêu thị lại còn tự định ra những giá bán riêng nữa. Mỗi khâu đẩy giá lên một ít. Nhưng nguyên nhân thực sự có lẽ còn nằm ở toan tính của một số cá nhân, DN khi thấy giá đường lên thì mua trữ lại, giờ giá xuống bán hạ thì lỗ nên đã "bắt tay" nhau kiềm chế giá đường. 

Trong khi đó, dù lượng tồn kho bình quân không nhiều, nhưng nhiều DN mía đường vẫn đang sốt ruột, muốn đưa đường ra bán càng sớm càng tốt. Theo bà Phạm Thị Sum, Chủ tịch HĐQT Cty CP Đường Biên Hoà, sở dĩ có những DN chỉ tồn khoảng 5.000-6.000 tấn mà vẫn muốn bán đường ra là vì họ đang cần tiền để trang trải giá mua mía cho nông dân. Bà Sum khuyên các NM không nên bán tháo đường lúc này vì chẳng khác nào "tự sát". Đặc biệt là những DNNK khi giá đường cao giờ bán tống bán tháo thì càng nguy hiểm. Bởi một khi các DN ồ ạt bán ra, giá đường xuống sẽ gây ra hậu quả liên hoàn tới những người trồng mía vụ tới. Khi đó một sự đổ vỡ dây chuyền xảy ra sẽ khiến cả DNNK, NM đường lẫn người trồng mía...chết chùm.

Nhiều người thông thạo ngành đường nhận định, giá đường bán lẻ có thể sẽ hạ nhưng hạ từ từ bởi mấy lý do.

Thứ nhất cả 3 "nhà" là NM đường, nhà NK đường và "nhà" buôn đường (hệ thống đại lý) đều muốn kiềm giá nên không dại gì bán đường ào ạt ra lúc này, dẫn đến cung- cầu đường không quá mất cân đối.

Thứ hai, giá đường cao là hệ quả của cả một quá trình: NM mua mía của nông dân giá cao, DNNK đường từ khi giá đường thế giới còn cao, nhà buôn "ôm" đường vào lúa giá cao ngất ngưởng, bây giờ không ai muốn bán lỗ cả.

Thứ ba tuy 2 cường quốc mía đường lớn nhất thế giới là Ấn Độ và Brazil được mùa mía và đang vào vụ nhưng đường NK không thể về VN sớm khi các DN đều NK đường có kỳ hạn, tức là đặt tiền nhưng chưa giao hàng ngay.

Ông Đỗ Thanh Liêm, TGĐ Cty CP Đường Khánh Hoà cho biết, ở các nước SX đường lớn khác, khi giá đường thế giới giảm mạnh, người ta vẫn giữ giá đường trong nước ở mức cao hơn, đủ để khuyến khích người nông dân tiếp tục trồng mía, nhà chế biến có lời và người tiêu dùng vẫn có thể chấp nhận được. Chẳng hạn, ở Thái Lan, giá đường tiêu dùng nội địa nhiều khi lại cao hơn cả giá XK. Đại diện Cục Chế biến Thương mại Nông lâm sản và Nghề muối (Bộ NN- PTNT) cũng cho rằng cần phải giữ giá đường ở mức hợp lý để cây mía vẫn có thể sống được trước cây sắn hiện đang lên giá bởi vốn 2 cây này là "đối thủ truyền kiếp" của nhau.

Vấn đề là ở chỗ cho đến giờ, ngành mía đường Việt Nam vẫn chưa đưa ra được giá chuẩn cho thị trường nội địa. Theo gợi ý của bà Phạm Thị Sum, giá thích hợp đối với đường trong thời điểm này là 14.000-15.000 đ/kg đối với đường RS và 15.000-15.500 đ/kg đối với đường RE. Ông Nguyễn Thành Long, TGĐ Cty CP Mía đường Cần Thơ đồng tình với bà Sum và bổ sung thêm: "Đường nằm trong nhóm mặt hàng bình ổn giá, nên Hiệp hội Mía đường phải chủ động tính toán, đề xuất khung giá chuẩn đối với mía, đường lên các Bộ, ngành có liên quan".

Xem thêm
Đặt, duy trì hoạt động của cân đối chứng tại các chợ, trung tâm thương mại

Đây là một trong những trách nhiệm của tổ chức quản lý chợ, trung tâm thương mại theo Nghị định số 55/2024/NĐ-CP của Chính phủ vừa ban hành.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Đà Nẵng: Bất động sản đô thị ngày càng xứng tầm thành phố đáng sống

Xu hướng đầu tư ngày càng có dấu hiệu dịch chuyển tới các đô thị năng động như Đà Nẵng do mức giá tốt, tiềm năng dồi dào, hạ tầng đầy đủ...