| Hotline: 0983.970.780

Tây Ninh sắp có dự án chăn nuôi vịt và phân bón 2.000 tỷ đồng

Chủ Nhật 19/05/2024 , 19:41 (GMT+7)

Sáng 19/5, tại huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh diễn ra chuỗi sự kiện trong lĩnh vực nông nghiệp có quy mô quốc tế lớn nhất từ trước đến nay.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm của chuỗi liên kết De Heus - Hùng Nhơn.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm của chuỗi liên kết De Heus - Hùng Nhơn.

Chuỗi sự kiện do Bộ NN-PTNT, UBND tỉnh Tây Ninh, Tập đoàn De Heus (Hà Lan) và Tập đoàn Hùng Nhơn phối hợp tổ chức.

Sự kiện có 1.000 đại biểu và khách mời. Về phía lãnh đạo Trung ương có ông Trần Lưu Quang - Phó Thủ tướng Chính phủ, ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ NN-PTNT. Về phía lãnh đạo tỉnh Tây Ninh có ông Nguyễn Thành Tâm - Bí thư Tỉnh ủy, ông Nguyễn Thanh Ngọc - Chủ tịch UBND tỉnh. Đến tham dự chuỗi sự kiện còn có lãnh đạo của các tỉnh, thành như: Bình Phước, Đồng Nai, Gia Lai, Đắk Lắk, Kon Tum, Bắc Ninh, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Hải Phòng, Hà Nội, TPHCM.

Về phía doanh nghiệp có ông Gabor Fluit - Tổng giám đốc toàn cầu De Heus, ông Johan Van Den Ban - Tổng giám đốc De Heus khu vực Việt Nam, Campuchia, Myanmar và Ấn Độ; ông Vũ Mạnh Hùng - Chủ tịch Tập đoàn Hùng Nhơn; ông Ben Cliteur - Tổng giám đốc Belga Việt Nam và Myanmar. Chuỗi sự kiện còn có sự tham dự của hàng trăm doanh nghiệp hàng đầu đến từ các nước Hồi giáo (thị trường Halal).

Đặc biệt, tham dự chuỗi sự kiện còn có sự tham dự của các Đại sứ, Tổng lãnh sự các nước, tỉnh trưởng và phó tỉnh trưởng các tỉnh giáp biên Tây Ninh như Svay Riêng, Prey Veng, Tboung Khmum, Kampong Cham. Ngoài ra, chuỗi sự kiện còn có sự tham dự của các hiệp hội, doanh nghiệp quốc tế như: EuroCham, AmCham, AusCham, BeLuxCham, KoCham, FAO ,JICA, JETRO, USAID, ADB, WB, EIB, ILRI.

Ông Vũ Mạnh Hùng phát biểu tại chuỗi sự kiện ngày 19/5.

Ông Vũ Mạnh Hùng phát biểu tại chuỗi sự kiện ngày 19/5.

Phát biểu khai mạc sự kiện, ông Vũ Mạnh Hùng nhắc lại Hội nghị công bố Quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ, được tổ chức ngày 5/5. Theo ông Hùng, Tập đoàn luôn xem Tây Ninh là địa phương ưu tiên trong chiến lược phát triển của Tập đoàn.

Cụ thể tháng 6/2023, UBND tỉnh Tây Ninh, De Heus và Hùng Nhơn đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác (MoU) về việc đầu tư các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với tổng vốn đầu tư khoảng 2.500 tỷ đồng tại huyện Tân Châu.

“Để thể hiện quyết tâm và sự chuyên nghiệp của mình, giai đoạn 1 của dự án được chúng tôi động thổ chỉ sau 1 tháng ký biên bản ghi nhớ với tỉnh Tây Ninh. Đến nay, sau hơn 10 tháng thi công và hoàn thiện, hôm nay chúng tôi tự hào tổ chức lễ khánh thành giai đoạn 1 của dự án”, ông Hùng chia sẻ.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu tại chuỗi sự kiện ngày 19/5.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu tại chuỗi sự kiện ngày 19/5.

Phát biểu tại chuỗi sự kiện của ngành nông nghiệp, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến chia sẻ cảm xúc phấn khởi và tự hào trước vị thế của Hùng Nhơn, một trong những doanh nghiệp nông nghiệp có đủ tiềm lực và khả năng hợp tác với tập đoàn nông nghiệp hàng đầu thế giới là De Heus.

“Giá trị cốt lõi của sự kiện không chỉ là hoạt động tái cơ cấu, định hình lại ngành chăn nuôi của tỉnh Tây Ninh, mà còn là hình mẫu của mô hình phát triển ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định.

Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long trao chứng nhận Vùng an toàn dịch bệnh cho huyện Tân Châu.

Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long trao chứng nhận Vùng an toàn dịch bệnh cho huyện Tân Châu.

Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh ông Nguyễn Thanh Ngọc cho rằng chuỗi tổ hợp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN Tây Ninh của 2 tập đoàn De Heus và Hùng Nhơn là một trong những dự án được lãnh đạo tỉnh quan tâm và hết sức ủng hộ, bởi đây là dự án áp dụng 100% công nghệ cao theo tiêu chuẩn quốc tế của Hà Lan, Đức, và Bỉ.

Bên cạnh đó, dự án áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng trong chăn nuôi, trồng trọt theo hướng hữu cơ đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam và các tổ chức quốc tế chuyên ngành.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm cùng Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm cùng Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang.

Nói về lý do Tập đoàn De Heus chọn Tây Ninh là địa phương trọng điểm đầu tư, ông Gabor Fluit, Tổng giám đốc toàn cầu De Heus, đánh giá Tây Ninh có nhiều tiềm năng và thế mạnh trong thu hút vốn FDI, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Ông Gabor Fluit đã liệt kê hàng loạt lợi thế của Tây Ninh như: nằm trong vùng Đông Nam Bộ, làm vị trí cầu nối giữa TP.HCM và Campuchia. Trong tương lai, Tây Ninh sẽ đón nhận các dự án giao thông quan trọng như: cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, cao tốc Gò Dầu - TP Tây Ninh - Xa Mát, đường Hồ Chí Minh.

Lễ ký kết MoU dự án chăn nuôi vịt và nhà máy phân bón Organic.

Lễ ký kết MoU dự án chăn nuôi vịt và nhà máy phân bón Organic.

Cũng tại chuỗi sự kiện, đại diện UBND tỉnh Tây Ninh, Hùng Nhơn và Công ty ORVIA Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác (MoU) đầu tư phát triển sản phẩm vịt giống, vịt thịt và sản xuất phân bón hữu cơ đạt chuẩn Organic USDA/EU, xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Dự án được chia thành 2 giai đoạn. Cụ thể, giai đoạn 1 (2025 - 2027) sẽ xây dựng nhà máy ấp con giống hiện đại, công nghệ cao có diện tích khoảng 2 ha, cung cấp cho thị trường 1,2 triệu sản phẩm vịt giống/năm và nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ đạt chuẩn Organic USDA/EU có diện tích khoảng 20-30 ha sử dụng 30.000 - 50.000 tấn nguyên liệu từ hoạt động chăn nuôi tại địa phương để sản xuất và cung cấp cho thị trường khoảng 120.000 - 150.000 tấn phân bón hữu cơ và vi sinh.

Giai đoạn 2 (2027 - 2030) sẽ đầu tư xây dựng các trang trại chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích 80ha, cung cấp khoảng 4 triệu sản phẩm vịt giống và 18 triệu sản phẩm vịt thịt mỗi năm cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu sang thị trường Halal và quốc tế. Tổng vốn đầu tư cho toàn bộ dự án này là 2.000 tỷ đồng.

Các đại biểu thực hiện nghi thức bấm nút khánh thành dự án giai đoạn 1.

Các đại biểu thực hiện nghi thức bấm nút khánh thành dự án giai đoạn 1.

Ngoài ra, Hùng Nhơn cùng với De Heus, Công ty Ngọc Bích, Công ty Thế giới của Kiến thức và Kết nối, đã ký kết về chương trình hợp tác, liên kết sản xuất, cung ứng sản phẩm chăn nuôi theo tiêu chuẩn Halal.

Đại diện De Heus và Hùng Nhơn trao tặng 500 triệu đồng cho hoạt động xây nhà tình nghĩa, nhà tình thương của huyện Tân Châu.

Đại diện De Heus và Hùng Nhơn trao tặng 500 triệu đồng cho hoạt động xây nhà tình nghĩa, nhà tình thương của huyện Tân Châu.

Một trong những hoạt động bên lề mang nhiều ý nghĩa nhân văn của chuỗi sự kiện ngày 19/5 là Quỹ từ thiện DHN đã phối hợp cùng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh trao tặng 500 triệu đồng cho các hoạt động xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương. Bên cạnh đó, Quỹ Từ thiện DHN cũng trao sổ tiết kiệm trị giá 50 triệu đồng cho Mẹ Việt Nam Anh hùng Phạm Thị Năm và 10 hộ gia đình chính sách gặp khó khăn của huyện Tân Châu.

Xem thêm
Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tổng Giám đốc GrowMax Group được trao giải 'Nhà lãnh đạo xuất sắc châu Á'

Sau Giải thưởng Nhà lãnh đạo tiêu biểu ASEAN 2024, Tổng Giám đốc GrowMax Group Mai Văn Hoàng tiếp tục được vinh danh là ‘Nhà lãnh đạo xuất sắc châu Á’.

Bất động sản hàng hiệu đang có tiềm năng phát triển rất lớn

Bất động sản hàng hiệu (branded residences) đang có tiềm năng phát triển rất lớn, nhờ 'cú bắt tay' giữa chủ đầu tư Việt Nam với các thương hiệu danh tiếng hàng đầu thế giới.

Bình luận mới nhất

Những thông tin từ bài viết này càng gợi cho những người làm thủy lợi ở ĐBSCL nhớ tới món nợ thủy lợi cho Cà Mau hơn bao giờ hết! Dự án “Hệ thống công trình phân ranh mặn, ngọt Sóc Trăng - Bạc Liêu” (giai đoạn 2009 - 2012) ra đời sau sự kiện phá đập Láng Châm mới chỉ là biện pháp đối phó tình thế (khi mà mặn đã xâm nhập vào đến Thị xã Ngã Năm). Khi phê duyệt chủ trương đầu tư Hệ thống Thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Rà soát, bổ sung quy hoạch, đề xuất các giải pháp trữ ngọt, cấp ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong điều kiện hạn hán, thích ứng với biến đổi khí hậu, sụt lún và đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông ảnh hưởng đến vùng Bán đảo Cà Mau. Dự án “Cống âu thuyền Ninh Quới” là bước đột phá trung gian đầu tiên của Hệ thống, thuộc giai đoạn 2 nhưng lại được làm trước đã phát huy hiệu quả bất ngờ, tạo ra được cục diện mới, lòng tin vào cách làm mới đáp ứng thực tế đời sống và hợp với lòng dân, từng bước tháo gỡ thế bí do xung đột mặn ngọt ở 3 tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu trên bán đảo Cà Mau. Hướng chuyển nước ngọt mới bây giờ là rạch Xẻo Chít. Để nước về đến TP Cà Mau, Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 2 cần có nội dung tiếp nước cho con rạch này trong thời gian tới. (KS thủy lợi Nguyễn Anh Tuấn – Hội Khoa kọc kỹ thuật thủy lợi TP Hồ Chí Minh)
+ xem thêm