| Hotline: 0983.970.780

Tràn lan video săn bắt động vật hoang dã trên mạng

Thứ Năm 19/03/2020 , 08:35 (GMT+7)

Xuất phát từ các video quay tự phát, hiện đang có phong trào các kênh Youtube xây dựng nội dung, hình ảnh từ việc săn bắt động vật hoang dã để hút người xem.

Hàng chục video săn bắt động vật hoang dã trên kênh Ca Cường TV. Ảnh chụp màn hình.

Hàng chục video săn bắt động vật hoang dã trên kênh Ca Cường TV. Ảnh chụp màn hình.

Chỉ cần gõ từ khóa video săn bắt, hái lượm hay cách bẫy thú rừng, bẫy chim trên google hay youtube sẽ ra hàng trăm nghìn kết quả chỉ trong chưa đầy một giây với đầy đủ cách bẫy bắt bất kỳ loài muông thú, chim trời, cá nước nào.

Các video hướng dẫn, tường thuật việc săn bắt động vật hoang dã chủ yếu được quay tại những khu rừng nguyên sinh, rừng đặc dụng, khu bảo tồn, vườn quốc gia tại những tỉnh thuộc Tây Bắc, miền Trung, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.

Điển hình như kênh Youtube Ca Cường TV hiện đang lưu giữu hàng chục video liên quan tới bắt rắn, trong đó có rất nhiều loài rắn cực độc thuộc nhóm động vật quý hiếm cần bảo vệ như hổ mang, cạp nong, cạp nia,...

Hiện kênh Youtube Ca Cường TV này có tới 638.000 lượt người đăng ký và các video săn bắt, đánh bẫy, làm thịt động vật hoang dã thu hút hàng triệu lượt xem và đã được bật chế độ quảng cáo kiếm tiền.

Bên cạnh các video đặt bẫy, làm thịt động vật hoang dã, kênh Youtube Ca Cường TV còn nhiều video quay cảnh ngược đãi động vật hoang dã như cho nhiều loại rắn vào cùng một nơi để chúng cắn nhau hay cho nguyên con rùa còn sống vào nồi để rang muối rất phản cảm, ghê rợn.

Cảnh rùa rang muối cả con trên kênh C Cường TV. Ảnh chụp màn hình.

Cảnh rùa rang muối cả con trên kênh C Cường TV. Ảnh chụp màn hình.

Còn trên kênh Vi Tuấn TV, Tây Nguyên hoang dã, Vlog TRI RAN, Trải nghiệm hoang dã… quay chi tiết cảnh dùng các loại bẫy kiềng, bẫy dây bắt thú rừng hoang dã, trong đó có rất nhiều loài động vật quý hiếm như cầy hương, cầy vòi, chồn, mèo rừng, gà rừng, dúi, chuột, sóc, khỉ...

Cùng với các video quay tường thuật chi tiết cảnh đặt bẫy, săn bắn, giết thịt, ăn các loài động vật hoang dã, trên youtobe và facebook còn có vô vàn các video hướng dẫn cách đặt bẫy, cách dụ chim, thú kèm theo cả số điện thoại bán và cung cấp các loại vật dụng, bẫy để bắt bất cứ loài động vật hoang dã nào ngoài tự nhiên.

Trong đó, kênh Hunting in Viet Nam có hàng trăm video bắn chim, trong đó có cả những loài chim thuộc sách đỏ kèm theo địa chỉ, số điện thoại liên hệ để mua súng (ná) bắn chim.

Kênh Miền quê châu thổ quay và hướng dẫn cách đặt bẫy bắt chim, bắt chồn kèm theo số điện thoại liên hệ mua bẫy và loa có ghi âm sẵn tiếng chim, tiếng chồn để dụ bắt chim, thú.

Một con khỉ bị dính bẫy dây trong kênh video trên youtube. Ảnh chụp màn hình.

Một con khỉ bị dính bẫy dây trong kênh video trên youtube. Ảnh chụp màn hình.

Gần đây nhất, một kênh Youtobe được rất nhiều người quan tâm, chú ý đó là Phiêu lưu, khám phá, ẩm thực cũng chứa rất nhiều tập phim quay cảnh đặt bẫy, săn bắn động vật hoang dã từ chuột, chồn, lợn rừng tới gà rừng trong Vườn quốc gia Chư Yang Sin thuộc tỉnh Đăk Lăk.

Cũng trong chính kênh Youtobe Phiêuu lưu, khám phá, ẩm thực này đã cho khán giả thấy việc sẵn bắt thú rừng tại khu vực Vườn quốc gia Chư Yang Sin này vẫn còn khá phổ biến khi hai nhân vật trong phim đã mua được rất nhiều khỉ con bị dính bẫy của người dân bán dọc đường.

Cách đây không lâu, kênh Youtube Ẩm thực Tam Mao đã bị cộng đồng mạng tố làm thịt loài chim trong sách đỏ là Diều hoa Miến Điện để quay video phát trên kênh Youtube.

Ngay sau đó, cơ quan chức năng xã Tản Lĩnh và huyện Ba Vì, Hà Nội đã vào cuộc điều tra, nhưng anh em nhà Tam Mao đã hủy mọi chứng cứ và xóa video ăn thịt chim ưng trên mạng nên hiện chưa rõ phương án xử lý của lực lượng kiểm lâm địa phương về trường hợp này như thế nào?

Một con chim quý bị săn bắn bằng súng cao su và quay video đưa lên Youtube của Ca Cường TV. Ảnh chụp màn hình.

Một con chim quý bị săn bắn bằng súng cao su và quay video đưa lên Youtube của Ca Cường TV. Ảnh chụp màn hình.

Việc các Youtuber thời gian gần đây đổ xô lựa chọn việc săn bắt động thực vật hoang dã từ các khu rừng tự nhiên nhằm thu hút người xem để từ đó bật chế độ quảng cáo là hành vi cần bị lên án bởi nó cổ súy và hướng dẫn cho lối sống không lành mạnh, không tôn trọng môi trường tự nhiên, thậm chí, trong một số trường hợp còn có dấu hiệu vi phạm pháp luật bởi vô tình hoặc cố ý săn bắt, giết thịt phải những loài động vật quý hiếm cần được bảo vệ nghiêm ngặt.

Tuy nhiên, hiện nay trong các quy định của pháp luật Việt Nam mới chủ yếu tập trung thanh kiểm tra và xử phạt việc săn bắn, mua bán, tiêu thụ động vật hoang dã ngoài hực tế. Riêng các hành vi săn bắn, giết và ăn thịt động vật hoang dã tương tự công khai trên mạng vẫn chưa được quan tâm và xử lý triệt đúng mực.

Do đó, trên mạng xã hội Youtube hay Facebook đang có xu hướng ngày càng xuất hiện nhiều những kênh video chuyên quay cảnh săn bắn, giết thịt động vật hoang dã, vì vậy các cơ quan chức năng cần sớm có chế tài, giải pháp mạnh tay để ngăn chặn làn sóng sản xuất video độc hại này.

 

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm