| Hotline: 0983.970.780

Trắng đêm ngăn ngừa dịch bệnh động vật

Thứ Tư 16/08/2023 , 07:06 (GMT+7)

BẮC KẠN Khi cả phố chìm vào giấc ngủ, anh Khánh kiểm tra lại số liệu hoạt động kiểm dịch động vật trước khi bàn giao cho ca trực tiếp theo, ngoài đường xe cộ đã vắng...

Anh Ma Đình Khánh tại chốt kiểm dịch trên Quốc lộ 3 cũ (thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, Bắc Kạn) lúc 23 giờ đêm. Ảnh: Quang Linh. 

Anh Ma Đình Khánh tại chốt kiểm dịch trên Quốc lộ 3 cũ (thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, Bắc Kạn) lúc 23 giờ đêm. Ảnh: Quang Linh. 

Chúng tôi đến Trạm Kiểm dịch Động vật Chợ Mới (Bắc Kạn) khi đã hơn 22 giờ đem, khung cảnh khá vắng lặng. Anh Ma Đình Khánh, nhân viên trực trạm đêm nay cất lời chào chúng tôi.

“Dạo này xe chở trâu, bò, lợn đi qua ít nên khá vắng, anh em trực trạm cũng dễ thở hơn chút”, anh Khánh vừa rót nước vừa mở đầu câu chuyện.

Gắn bó với trạm kiểm dịch hơn chục năm nay, chuyện trực đêm đã trở nên quen thuộc với anh Khánh cũng như 4 cán bộ còn lại của trạm.

Anh Khánh cho biết, trạm có nhiệm vụ trực 24/24 để kiểm soát các xe chở động vật và sản phẩm từ động vật ra vào địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Trách nhiệm của mình là kiểm tra giấy tờ, kiểm tra lâm sàng, số lượng, chủng loại sau đó phun khử khuẩn các xe chở động vật. Công việc nhiều nhưng người thì đang thiếu.

Trạm hiện có 2 chốt trên tuyến Quốc lộ 3 cũ và Quốc lộ 3 mới nhưng chỉ có 5 cán bộ thay nhau trực. Mỗi ca trực 8 tiếng, nhưng do ít người nên trung bình mỗi cán bộ phải làm việc gần 12 tiếng một ngày. Đêm hôm mưa gió cũng vất vả nhưng anh em động viên nhau cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. Lịch trực dày, gia đình, vợ con ở xa hơn 100km, một tháng anh chỉ về thăm gia đình một đến 2 lần.

Càng về khuya, khung cảnh càng vắng lặng, đang trong mạch câu chuyện với chúng tôi, anh Khánh bỏ ngang vì có xe tới. Dường như đã quá quen với công việc, anh Khánh nhanh chóng kiểm tra giấy tờ, kiểm đếm số lượng, phun khử khuẩn toàn bộ xe. Mọi công đoạn được thực hiện rất tỉ mỉ.

Vừa kiểm tra xong, anh Khánh cho biết, xe này chở gà về tiêu thụ ở trong tỉnh nên phải kiểm tra kỹ, nếu thấy dấu hiệu lâm sàng khả nghi mình sẽ kiểm tra bước tiếp theo. Không kiểm tra kỹ, nếu gà có bệnh về tiêu thụ trong tỉnh, nguy cơ dịch lây lan là rất lớn.

Gần 12 giờ đêm, anh Khánh kiểm tra kỹ sổ sách, ghi chép đầy số liệu để bàn giao cho ca trực tiếp theo. Chúng tôi cũng chia tay anh để đến trạm chốt trên Quốc lộ 3 mới cách đó khoảng 15km.

Anh Trần Quang Thọ chia sẻ, cơ sở vật chất của chốt kiểm dịch động vật Quốc lộ 3 mới còn tạm bợ, mùa hè rất nóng nực. Ảnh: Ngọc Tú. 

Anh Trần Quang Thọ chia sẻ, cơ sở vật chất của chốt kiểm dịch động vật Quốc lộ 3 mới còn tạm bợ, mùa hè rất nóng nực. Ảnh: Ngọc Tú. 

Vừa đến nơi, anh Trần Quang Thọ, cán bộ trực trạm nói với chúng tôi, anh em đến chậm một chút rồi, vừa có xe chở trâu đi qua. Giờ muộn thế ít xe đi lại lắm, muốn tận mắt thấy việc kiểm tra chắc phải chờ đến gần sáng.

Đúng như anh Thọ nói, chúng tôi trò chuyện đến 1 giờ sáng vẫn không có xe chở động vật nào đi qua, thi thoảng chỉ có một vài xe chở khách chạy tuyến Cao Bằng - Hà Nội qua trạm.

“Mình làm Trạm kiểm dịch Chợ Mới năm 2010 rồi lại chuyển sang trạm thú y, đến tháng 7/2018 lại quay trở lại trạm kiểm dịch. Tính cả trước đó, thời gian công tác trong ngành cũng đã hơn 20 năm, giờ lương và các khoản phụ cấp được hơn 7 triệu”, anh Thọ chia sẻ.

Chốt kiểm dịch trên Quốc lộ 3 mới (xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới) thành lập khi tuyến đường này hoàn thành năm 2017. Chốt được lợp bằng tôn nên mùa hè rất nóng. Nhiều lúc trực giữa trưa nhiệt độ ngoài trời 36 độ C, trong chốt nóng hầm hập như lò lửa.

Anh Thọ nhận định, thời điểm này, dịch tả lợn Châu Phi mới tái xuất hiện trên địa bàn tỉnh nên việc kiểm tra, kiểm soát càng phải chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, sau dịch Covid-19, số lượng xe chở động vật đi qua địa bàn tỉnh giảm so với trước, nhưng xe chở các sản phẩm từ động vật vẫn còn khá lớn nên việc kiểm tra cũng phải rất cẩn thận.

“Một số xe chở động vật họ cố tình vượt trạm, trốn việc kiểm dịch nên cán bộ trực còn phải nắm được hoạt động của một số chủ hàng để chủ động đấu tranh”, anh Thọ chia sẻ thêm. Ngồi trong chốt kiểm dịch nhìn ra quốc lộ, ngoài đường đã vắng tanh, màn đêm tĩnh mịch, chả mấy chốc trời sáng… nhưng các anh vẫn thức!

Sáu tháng năm 2023, Trạm kiểm dịch động vật Chợ Mới đã kiểm soát được 860 lượt phương tiện với gần 270.000 con gia súc, gia cầm và hơn 300 tấn sản phẩm động vật. Phối hợp xử lý 9 trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, trong đó 8 trường hợp vận chuyển không có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, trốn tránh vượt chốt kiểm dịch không dừng. Phối hợp với lực lượng quản lý thị trường xử lý 1 trường hợp vận chuyển 13 con trâu thịt không có giấy chứng nhận kiểm dịch.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị: Điều tra, xử lý nghiêm hành vi gây cháy rừng

Ngày 28/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị đã có buổi làm việc với tỉnh Hà Giang về tình hình sản xuất nông nghiệp và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm