| Hotline: 0983.970.780

Trang trại nuôi cá lồng biển quy mô công nghiệp đạt chuẩn VietGAP

Thứ Tư 18/11/2020 , 07:30 (GMT+7)

Mới đây, Đoàn công tác Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dẫn đầu đã thăm trang trại nuôi cá lồng biển quy mô công nghiệp đạt tiêu chuẩn VietGAP đầu tiên cả nước.

Trang trại nuôi cá lồng biển quy mô công nghiệp này nằm trên vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) của Trung tâm Nuôi biển công nghệ cao thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I (Viện I).

Từ cảng Hòn Khói, phường Ninh Hải (TX Ninh Hòa) sau nửa tiếng đồng hồ đi ca nô, chúng tôi có mặt tại khu nuôi bằng lồng theo công nghệ Na Uy. Theo Viện I, trang trại này được thành lập từ giữa năm 2013 với diện tích mặt biển khoảng 10 ha, gồm 20 lồng tròn chất liệu nhựa HDPE chịu lực, bão, gió mạnh, chu vi 60m nuôi cá chim vây vàng thương phẩm và 22 lồng vuông kích thước 5x5x5m dùng để nuôi cá giống bố mẹ, ương cá giống.

Hiện Viện I cũng đã làm chủ công nghệ thiết kế và lắp đặt lồng HDPE theo công nghệ Na Uy với vật liệu làm lồng được nội địa hóa, giảm được chi phí hơn 50% so với lồng ngoại nhập. Hệ thống lồng, neo được thiết kế chống bão cấp 11. Tuy nhiên trên thực tế vẫn chịu được cơn bão mạnh cấp 12 và giật cấp 15 (Damrey) đổ bộ vào cuối năm 2017 đi qua khu lồng nuôi.

Thu hoạch cá lồng nuôi theo công nghệ của Na Uy.

Thu hoạch cá lồng nuôi theo công nghệ của Na Uy.

Bên cạnh đó, các quy trình từ sản xuất giống, nuôi thương phẩm, quản lý thức ăn, cho cá ăn, phòng trị bệnh cho cá cho đến thu hoạch và bảo quản sản phẩm, truy xuất nguồn gốc…cũng được Viện I làm chủ công nghệ. Trong đó, một số quy trình công nghệ đã được công nhận tiến bộ kỹ thuật như quy trình công nghệ sản xuất giống cá chim vây vàng; quy trình nuôi thương phẩm cá chim vây vàng trong lồng quy mô công nghiệp và quy trình giám sát môi trường và phòng trị bệnh cá chim vây vàng nuôi lồng trên biển.

“Đây là trang trại nuôi cá biển chủ yếu cá chim vây vàng quy mô công nghiệp đầu tiên của cả nước được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Quy trình nuôi tuyệt đối không dùng kháng sinh, sử dụng 100% thức ăn công nghiệp, tỷ lệ hao hụt thấp. Cụ thể, tỷ lệ cá sống thường đạt từ 76 - 84% từ lúc thả đến cuối vụ nuôi kéo dài 8-10 tháng”, Anh Phạm Đức Phương, chuyên gia kỹ thuật của Viện I  giới thiệu.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện trang trại có 11 thành viên gồm 1 quản lý trang trại, 2 thuyền trưởng, 3 thợ lặn có chứng chỉ PADI, 4 công nhân kỹ thuật và 1 nhân viên ghi chép thu thập số liệu. Tất cả đều đã được tuyển dụng, đào tạo và tập huấn về nội quy an toàn lao động, an toàn sinh học, sơ cấp cứu và những kỹ thuật trong nuôi biển.

Sau hơn 7 năm hoạt động trang trại đã khẳng định được tính bền vững về khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và có thể chống chịu được với cơn bão trên cấp 12. Đặc biệt, từ năm 2018 đến nay trang trại hoạt động ổn định với quy mô sản lượng khoảng 200 tấn/vụ, cỡ cá 500-1.000 gram/con. Hiện 50% sản lượng cá thương phẩm tiêu thụ nội địa còn xuất khẩu sang Mỹ và các nước Trung Đông; với giá bán dao động từ 110-150 ngàn đ/kg, lợi nhuận 20-30%.

Sau khi tham quan trang trại, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá cao Viện I trong việc tiên phong nghiên cứu, sản xuất giống cá biển; nghiên cứu, khảo nghiệm, xây dựng quy chuẩn về công nghệ nuôi biển quy mô công nghiệp; nuôi biển thương phẩm công nghệ cao phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu; cũng như tư vấn, chuyển giao các công nghệ, công trình phục vụ và phát triển nuôi biển… Những thành công của Viện I đã góp phần quan trọng phục vụ cho định hướng phát triển nuôi biển của Việt Nam trong thời gian tới.

Xem thêm
Để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, cần chấn chỉnh công tác thú y tuyến huyện, xã

Theo ông Phan Quang Minh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thú y, để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, các địa phương cần chấn chỉnh công tác thú y tuyến huyện, xã.

Chạy đua tiêm phòng vacxin đợt 1 cho đàn vật nuôi

HÀ TĨNH Để đảm bảo kết thúc tiêm phòng cho đàn vật nuôi xong trước ngày 30/5, tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương chỉ đạo lực lượng chuyên môn đẩy nhanh tiến độ tiêm.

Điện Biên kiểm soát dịch hại trên cây mắc ca

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Điện Biên đôn đốc các địa phương việc chăm sóc, theo dõi dịch hại trên cây ăn quả và cây mắc ca.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất