| Hotline: 0983.970.780

Tranh cãi quanh chiến dịch Internet cứu trẻ ăn xin

Thứ Bảy 12/02/2011 , 14:31 (GMT+7)

Đã có sáu em được đoàn tụ với gia đình nhờ chiến dịch được phát dộng trên Internet.

Tại Trung Quốc, chiến dịch online kêu gọi mọi người sử dụng Internet đăng các tấm hình về trẻ em ăn xin trên đường phố, mà nhiều em trong đó bị bắt cóc đã mang lại kết quả là sáu em được đoàn tụ với gia đình.

Những bức ảnh chụp trẻ em ăn xin trên đường phố trong blog của giáo sư Vu Kiến Vanh.

Chiến dịch đặc biệt này thu hút sự quan tâm của báo giới và cộng đồng mạng trong suốt dịp Tết Nguyên đán vừa qua. Nhưng tranh cãi cũng bắt đầu rộ lên khi tiểu blog nơi đăng các bức ảnh đã đạt con số hàng trăm nghìn người hâm mộ.

Câu chuyện bắt đầu từ ngày 25/1 khi người khởi xướng chiến dịch là giáo sư Vu Kiến Vanh thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, một người luôn có những phát biểu mạnh mẽ về các vấn đề xã hội, đưa ra lời kêu gọi các công dân mạng hãy chụp ảnh những trẻ em ăn xin, đưa lên trang “tiểu” blog của ông kèm theo chi tiết về thời điểm, địa điểm.

Kể từ đó, đã có hơn 1.000 bức ảnh được đăng tải và nhiều bậc phụ huynh đang liên lạc với cảnh sát nhờ hỗ trợ trong việc tìm lại các đứa con bị bắt cóc sau khi xem những bức ảnh trên.

Hiệu ứng của trang blog trên lan tỏa mạnh mẽ với hàng triệu lượt truy cập. Tờ Tin tức đô thị miền Nam (Trung Quốc) cho biết, một số trẻ em ăn xin ở đặc khu kinh tế Thâm Quyến đã biến mất khỏi các khu phố quen thuộc sau khi hình ảnh về các em xuất hiện trên mạng.

Tuy nhiên, một số ý kiến phản đối cũng xuất hiện khi cho rằng, việc đăng tải hình ảnh như vậy là vi phạm tính cá nhân của các em. Nghiêm trọng hơn, có quan điểm lo ngại rằng cuộc sống, tính mạng của các em bị đe dọa khi lộ mặt bởi những tên bắt cóc, cầm đầu đường dây ăn xin trẻ em có thể sẽ chuyển các em đi nơi khác hoặc tồi tệ hơn là thủ tiêu.

Giáo sư Vu Kiến Vanh cho biết, ông cũng nhận thấy những vấn đề tiềm tàng và đội ngũ quản trị blog đang nỗ lực trong việc nâng cao mức độ bảo vệ tính riêng tư.

Ông nói: “Chúng tôi sẽ xây dựng một cơ sở dữ liệu mới. Các bức ảnh do công dân mạng đăng tải sẽ được so sánh kỹ lưỡng với các bức ảnh do phụ huynh cung cấp. Những chi tiết cụ thể như địa điểm sẽ chỉ được thông báo cho phụ huynh một khi hai bức ảnh được xác định là của cùng một em.”

Sau lời kêu gọi của giáo sư Vu, có những tình huống “dở khóc dở cuời” đã xảy ra. Sau khi bức ảnh chụp một người đàn ông và một em bé ăn xin tại thành phố Chu Hải, tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc được đưa lên blog, một cặp vợ chồng từ tỉnh Sơn Tây đã khăng khăng khẳng định đó là con họ vốn bị bắt cóc vài năm trước.

Cảnh sát Chu Hải yêu cầu người đàn ông và em bé ăn xin đó phải xét nghiệm ADN. Kết quả cho thấy họ thực sự là cha con. Câu chuyện này khiến phe phản đối trang blog càng lớn giọng. Một người bình luận: “Người cha đi ăn xin, dắt theo con mình đã buộc phải làm xét nghiệm ADN chứng minh chỉ vì một bức ảnh vô trách nhiệm.”

Song, có một điều mà đa số đều nhất trí là những tranh cãi trên càng nhấn mạnh thêm tính nghiêm trọng của vấn nạn bắt cóc trẻ em ở Trung Quốc, đặc biệt hay xảy ra với các gia đình lao động ngoại tỉnh lên thành phố làm việc. Nhiều bậc phụ huynh phải từ bỏ cuộc sống bình thường, lặn lội khắp mọi nơi trong nỗi đau tột cùng mong tìm lại đứa con và không gian mạng đang là một hy vọng khác cho họ.

Truyền thông Trung Quốc tuần qua đưa tin một người dân tỉnh Hồ Bắc đã đoàn tụ được với cậu con trai 7 tuổi của mình sau ba năm cậu bé bị bắt cóc ở Thâm Quyến, nơi người cha làm việc trước đây.

Tất cả là nhờ một phóng viên của Tuần báo Phượng Hoàng đã đăng câu chuyện và bức ảnh của em trên blog mình. Ngày 2/2, một công dân mạng báo tin cho phóng viên đó biết đã thấy cậu bé đó ở một ngôi làng tại tỉnh Giang Tô. Với sự trợ giúp của cảnh sát, cậu bé đã được trở lại với gia đình đích thực của mình.

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm