| Hotline: 0983.970.780

Tranh cãi vì "hở"

Thứ Sáu 07/10/2011 , 10:52 (GMT+7)

Sau hơn 3 tuần phát hành tập thơ "Hở" (Cty Nhã Nam & NXB Hội Nhà văn), tập thơ của Nguyễn Thế Hoàng Linh đã gặp nhiều ý kiến trái chiều.

Nguyễn Thế Hoàng Linh ký tặng độc giả trong ngày ra mắt “Hở”

Sau hơn 3 tuần phát hành tập thơ "Hở" (Cty Nhã Nam & NXB Hội Nhà văn), tập thơ của Nguyễn Thế Hoàng Linh đã gặp nhiều ý kiến trái chiều. Đặc biệt là những bài thơ khó hiểu và… đưa chuyện “đi vệ sinh” vào thơ.

"EM ƠI HỞ SỊP RỒI KÌA..."

Trong tập thơ “Hở” của Nguyễn Thế Hoàng Linh có khá nhiều bài thơ khiến nhiều độc giả đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, và gây tranh cãi.

Ví dụ, trong bài thơ “Hở”: “Em ơi hở sịp rồi kìa/ Tôi không dám nhắc sợ lia lưỡi nhìn/ Chẳng qua tại sịp em hồng/ Và em thì có bờ mông cực buồn”. Trong bài thơ “Not” (tiếng Anh: Không): “Đái ra mười sáu nỗi buồn/ Đái ra không được mặt trời/ Và không ra nổi một lời mong ai...”. Một ví dụ khác về chuyện “đi vệ sinh” trong tập thơ “Hở” là: “Biết đâu đọng lại tôi trên cỏ/ Em đái ngồi và tôi thấy bình an” (Bài “Đố em lọc được tôi trong xác phố”)

Song song đưa những câu chuyện khá tục vào tập thơ của mình, Nguyễn Thế Hoàng Linh còn có những bài thơ khá khó hiểu như “Viết về mốt” chỉ 3 dòng, 7 chữ: “Sự ngu dốt/ Không bao giờ/ Lạc mốt”.

Trao đổi với NNVN, một số sinh viên ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng: “Thơ của Linh thô tục”. Hồ Xuân Hưng (Khoa Văn, ĐH KHXH- NV Hà Nội) nhận định: “Tôi chỉ đọc qua một số bài trên mạng chứ không mua tập thơ này. Nếu nói về đặc tính chung thì thơ của các tác giả trẻ thường dùng những ngôn từ táo bạo như vậy. Tôi đọc bài thơ “Hở” và thấy chuyện từ ngữ vừa thiếu hợp lí, vừa tục”.

Sinh viên Nguyễn Thị Thúy (Khoa Văn) cho rằng: “Tôi thấy, ai làm thơ cũng có bài hay bài dở. Thơ của Linh tôi có đọc qua và nói thật, tôi ngượng chín mặt, có ai nói tôi không hiện đại cũng được chứ với tôi, dù diễn đạt ý nghĩa gì đi chăng nữa, cũng phải cho văn hoa, cho có vần, có điệu…”

GIỚI CHUYÊN MÔN GẬT GÙ

Nhà thơ trẻ Nguyễn Thế Hoàng Linh (sinh năm 1982) từng có hai tập thơ “Lẽ giản đơn” và “Mỗi quốc gia một thành phố của thế giới”. Tác phẩm nổi tiếng nhất của cây bút này là tiểu thuyếtChuyện của thiên tài”, trong đó cũng có nhiều bài thơ do tác giả này tự làm. Nguyễn Thế Hoàng Linh bỏ học ở Đại học Ngoại thương vào năm thứ ba, anh theo đuổi nghiệp viết và cho rằng, đây mới là con đường đúng của anh.

Trong buổi tọa đàm về tập thơ “Hở” tại Trung tâm Văn hóa  Việt -Pháp  24 Tràng Tiền (Hà Nội) vào 20/9 vừa qua, nhà văn Hồ Anh Thái đã nhận xét: “Thơ của Nguyễn Thế Hoàng Linh mang sắc vẻ trẻ trung nhưng cũng già dặn xa cách với những gì phù phiếm. Trẻ, nhưng đã sâu đậm những triết lý, giả định. Rõ nét nhất là những lý tưởng”.

Khi được hỏi về Nguyễn Thế Hoàng Linh, nhà phê bình Hoài Nam chia sẻ: “Tôi chưa đọc tập thơ “Hở” và cũng không có ý định đọc, nhưng những tập thơ trước của Linh thì tôi có đọc và đặc biệt là “Chuyện của thiên tài”. Trước hết, tôi không nói cụ thể về tập thơ “Hở” nhưng những bài thơ của Linh tôi từng đọc, có nhiều câu, nhiều đoạn tôi phải giật mình. Giật mình ở đây là không đùa được đâu, bởi chứa một số vấn đề thời cuộc. Còn nếu bàn về tục thì thơ trẻ có nhiều tập tôi cam đoan là tục hơn thơ của Linh nhiều”.

Nhà văn Trang Hạ cho rằng: “Tôi quý Linh bởi rõ ràng, văn, thơ của Linh mang nhiều đặc trưng của văn, thơ mạng. Tôi nghĩ, nếu văn thơ chuyển tải được sự sáng tạo của mỗi nhà văn thì đó là điều đáng quý. Có thể người này chê, người kia khen. Người này thì thích những vần thơ yểu điệu, yếu ớt, ăn bắp cải. Người kia thích thơ phá cách, ngôn từ mạnh, ăn rau đắng… Nhiều ý kiến chê thơ chưa phải là những cơ sở đáng tin bởi ngôn từ nếu đem ra mổ xẻ chắc truyện cổ tích cũng không bao giờ là giá trị chuẩn. Nếu chê riết theo tiểu tiết thì ai dám làm thơ nữa”.

“Thơ của Linh phục vụ đối tượng của Linh. Có thể, sẽ khó thuyết phục số đông nhưng tôi nghĩ, đem chuyện tục để đánh giá thơ trẻ là chưa xác đáng” – nhà phê bình Hoài Nam nhận định thêm.

Nhà thơ Trần Nhương nhận xét về thơ trẻ: “Thơ văn hay bất kì lĩnh vực gì cũng đều có sự sàng lọc. Thơ trẻ hay và thuyết phục được độc giả, sẽ sống lâu. Còn những tập thơ không ổn, hiển nhiên, sẽ chết sớm thôi mà”.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm