| Hotline: 0983.970.780

Tranh nhau thu mua lúa Nếp Hương tại ruộng

Thứ Ba 15/09/2020 , 09:16 (GMT+7)

Vụ thu mùa 2020, xã Trung Chính (Nông Cống, Thanh Hóa) trồng 50 ha lúa Nếp hương. Toàn bộ sản phẩm được Công ty Hồng Quang mua tại ruộng giá cao hơn thị trường.

Lúa Nếp Hương có nhiều ưu điểm nổi trội, hiệu quả kinh tế cao, có thể trồng cả vụ xuân lẫn thu mùa. Ảnh: Võ Dũng.

Lúa Nếp Hương có nhiều ưu điểm nổi trội, hiệu quả kinh tế cao, có thể trồng cả vụ xuân lẫn thu mùa. Ảnh: Võ Dũng.

Lúa Nếp hương:

Đây là giống lúa chất lượng do Công ty TNHH Vật tư nông nghiệp Hồng Quang nhập nội và chọn tạo, đã được Cục Trồng trọt công nhận lưu hành giống cây trồng trong vụ xuân, vụ hè thu - mùa các tỉnh phía Bắc. Thời gian sinh trưởng từ 103-123 ngày (vụ xuân), 95-105 ngày (vụ thu mùa). Lúa Nếp Hương có dạng hình gọn, đẻ nhánh trung bình, góc lá hẹp, chịu rét khá, chống chịu sâu bệnh khá, thích ứng rộng, phù hợp với nhiều chân đất.

Đây là vụ thứ 4 ông Nguyễn Bá Minh ở thôn Thanh Sơn, xã Trung Chính, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) trồng lúa Nếp Hương. Với diện tích 0,6 ha, ông dự tính sẽ thu hoạch được gần 3,9 tấn lúa tươi, được Công ty TNHH Vật tư nông nghiệp Hồng Quang thu mua tại chân ruộng với giá 5.500 đồng/kg.

Theo ông Minh, lúa Nếp hương có thời gian sinh trưởng ngắn, vụ xuân khoảng 115 ngày, vụ thu mùa 107 ngày. Đây là giống lúa có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, chỉ nhiễm nhẹ khô vằn. Vì vậy, gần như cả vụ, nông dân chỉ phun một lần vào thời điểm lúa đứng cái làm đòng.

“Chúng tôi sản xuất lúa Nếp nương cho Công ty Hồng Quang. Đúng như tên gọi của nó, lúa Nếp hương có đặc điểm là thơm, dẻo nên bà con nơi đây trồng rất nhiều. Thương lái vào tận ruộng tranh mua lúa thương phẩm còn lúa được Công ty Hồng Quang thu mua toàn bộ.

Thân cây lúa Nếp Hương cao khoảng 1,05 m, rất cứng nên chống đổ tốt. Giá lúa giống hiện nay chỉ trên dưới 30 nghìn đồng/kg, gieo trồng năng suất có thể đạt 3,5 tạ thóc tươi/sào (500m2-PV). Trừ chi phí, bình quân mỗi sào sản xuất giống lúa chúng tôi lãi gần 1 triệu đồng” – ông Minh cho hay.

Đây là vụ thứ 7 Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Trung Chính ký hợp đồng với Công ty Hồng Quang để sản xuất lúa. Ngoài việc chịu trách nhiệm hướng dẫn kỹ thuật, ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân, vụ thu mùa 2020, ông Nguyễn Bá Chung, Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Trung Chính cũng trồng 7,5 ha lúa Nếp hương.

Theo ông Chung, Nếp Hương là giống lúa chịu thâm canh khá và cho năng suất cao. Vụ thu mùa này gia đình ông bội thu, dự tính sẽ nhập cho công ty gần 50 tấn lúa tươi, thu về trên 260 triệu đồng. Trừ chi phí, gia đình ông lãi trên 100 triệu.

Theo kinh nghiệm của ông Chung, đây là giống lúa ngắn ngày cần bón phân tập trung, không bón lai dai, tùy theo chân đất, mùa vụ để điều chỉnh lượng phân bón các loại cho phù hợp. Trồng lúa thuần Nếp Hương đầu tư thấp nhưng hiệu quả kinh tế cao.

“Nếp Hương được cấy vào thời điểm mạ 3-4 lá; cấy 40-42 khóm/m2, 3-4 dảnh/khóm. Trước khi cấy, tôi bón lót mỗi sào khoảng 400-450 kg phân chuồng, 20-35 kg lân Supe; 3-4 kg đạm ure; 2 kg kali. Bón thúc lần 1 khi lúa bắt đầu đẻ nhánh với khoảng 5-6 kg, 2 kg kali. Bón thúc lần 2 khi lúa phân hóa đòng thêm một ít đạm và kali nữa. Với công thức đó, lúa sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất cao, ít sâu bệnh” – ông Chung chia sẻ.

Ông Chung cho biết thêm, việc liên kết của nông dân Trung Chính với Công ty Hồng Quang đã diễn ra từ năm 2017 với giống lúa thuần DQ11. Từ năm 2019, hai bên chuyển sang sản xuất giống lúa Nếp Hương và Hương Bình với tổng diện tích khoảng 70 ha/vụ. Trong đó, nông dân rất “kết” Nếp Hương và hiện sản xuất bình quân mỗi vụ 50 ha. Toàn bộ sản phẩm được Công ty Hồng Quang thu mua với giá cao hơn lúa thương phẩm ngoài thị trường 15-20%.

Dẫn chúng tôi ra thăm cánh đồng đang vào kỳ thu hoạch, lúa trĩu bông, vàng ruộm, ông Chung phấn khởi: “Cánh đồng xã Trung Chính đa phần là chân ruộng vàn, vàn cao, rất phù hợp với các giống lúa thuần như Hương Bình, DQ11 và Nếp Hương.

Điều quan trọng là tất cả lúa được sản xuất tại Trung Chính đều được Công ty Hồng Quang thu mua hết với giá cao hơn lúa thương phẩm nên nông dân rất vui. Mấy ngày nay thương lái vào tận ruộng đặt cọc tiền để mua lúa nhưng họ không bán do đã ký hợp đồng với công ty”.

Toàn bộ 0,6 ha lúa Nếp Hương của ông Minh được Công ty Hồng Quang thu mua tại ruộng. Ảnh: Võ Dũng.

Toàn bộ 0,6 ha lúa Nếp Hương của ông Minh được Công ty Hồng Quang thu mua tại ruộng. Ảnh: Võ Dũng.

Ông Chung cho rằng, Nếp Hương là giống lúa ngắn ngày, có nhiều ưu điểm nổi trội, có thể trồng cả vụ thu mùa và chiêm xuân nên diện tích đang tiếp tục được mở rộng. Hiện nay, nông dân các xã Thăng Long, Vạn Hòa, Tế Lợi, Tế Nông (Nông Cống)... đã chủ động mua giống về trồng với diện tích trên 150 ha. Lúa thương phẩm phơi khô được nông dân bán với giá 7.500 đồng/kg. Với năng suất bình quân đạt 2,3 tạ/sào (khô), tính ra trồng lúa Nếp Hương thu về trên 1,7 triệu đồng, lãi ròng 700-800 nghìn đồng/sào.

Xem thêm
Để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, cần chấn chỉnh công tác thú y tuyến huyện, xã

Theo ông Phan Quang Minh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thú y, để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, các địa phương cần chấn chỉnh công tác thú y tuyến huyện, xã.

Kinh phí cho nghiên cứu thú y còn ‘nhỏ giọt’

Cần tăng cường kinh phí đầu tư cho nghiên cứu thú y, nhằm thể hiện rõ quan điểm ‘phòng bệnh hơn chữa bệnh’ trong công tác bảo vệ đàn vật nuôi.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất