| Hotline: 0983.970.780

Trên 51 tỷ đồng hỗ trợ sinh kế người dân ven Cái Lớn - Cái Bé

Thứ Hai 24/08/2020 , 18:54 (GMT+7)

Trên 51,5 tỷ đồng thực hiện các mô hình sinh kế hỗ trợ các hộ dân vùng dự án khi triển khai “Hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé”.

TS Đỗ Minh Nhựt, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang phát biểu khởi động mô hình sinh kế và các hoạt động phi công trình, thuộc dự án 'Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé' giai đoạn 1. Ảnh: Trung Chánh.

TS Đỗ Minh Nhựt, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang phát biểu khởi động mô hình sinh kế và các hoạt động phi công trình, thuộc dự án "Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé" giai đoạn 1. Ảnh: Trung Chánh.

Chiều 24/8, Sở NN-PTNT Kiên Giang tổ chức hội nghị khởi động thực hiện mô hình sinh kế và các hoạt động phi công trình trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, thuộc dự án “Hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé” giai đoạn 1.

TS Đỗ Minh Nhựt, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, tỉnh có bờ biển dài 200 km, có tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu đang tác động đến sản xuất, đời sống người dân, gây sạt lở đê biển, xâm nhập mặn… Vì vậy, việc triển khai xây dựng “Hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé” là rất cần thiết, có tác động liên tỉnh, vùng hưởng lợi gồm: Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu…  

Hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé giai đoạn 1, được Bộ NN-PTNT phê duyệt quyết định đầu tư ngày 25/12/2018, với mục tiêu: Kiểm soát mặn, phát triển thủy sản ổn định vùng ven biển. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, phòng chống thiên tai, tạo nguồn nước ngọt. Tăng cường khả năng thoát lũ, tiêu chua cải tạo đất phèn. Kết hợp phát triển giao thông thủy, bộ.

Quá trình xây dựng công trình và khi đi vào vận hành 'Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé', sẽ có một số hộ dân bị ảnh hưởng cần hỗ trợ sinh kế. Ảnh: Trung Chánh.

Quá trình xây dựng công trình và khi đi vào vận hành "Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé", sẽ có một số hộ dân bị ảnh hưởng cần hỗ trợ sinh kế. Ảnh: Trung Chánh.

Sau khi hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé được xây dựng, đi vào vận hành, sẽ giảm ảnh hưởng của thủy triều từ phía biển Tây nên ranh giới giáp nước dịch chuyển về phía biển Tây, tăng cường khả năng tiêu chua, thoát lũ, cấp nước ngọt cho vùng ven biển.

Khi hệ thống này đi vào vận hành, các hộ dân vùng hưởng lợi cần chuyển đổi phương thức sản xuất thích hợp, để đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn. Vì vậy, cần hỗ trợ phát triển áp dụng các mô hình sinh kế bền vững theo hướng sản xuất an toàn sinh học, phù hợp với điều kiện thực tế của người dân các huyện An Biên, An Minh, Châu Thành, Giồng Riềng, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng và Gò Quao.

Việc triển khai xây dựng 'Hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé', có tác động liên tỉnh, vùng hưởng lợi gồm: Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu… Ảnh: Trung Chánh.

Việc triển khai xây dựng “Hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé”, có tác động liên tỉnh, vùng hưởng lợi gồm: Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu… Ảnh: Trung Chánh.

Tổng diện tích thực hiện các mô hình là 950 ha, gồm mô hình nước ngọt và ngọt - lợ luân phiên, trong đó cánh đồng lớn sản xuất lúa 300 ha, tôm - lúa 360 ha, cây ăn trái 60 ha, khóm - tôm 30 ha và kinh tế 3 tầng khóm - cau - dừa 200 ha. Tổng vốn thực hiện các mô hình sinh kế và các hoạt động phi công trình trên địa bàn tỉnh Kiên Giang là trên 51,5 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ là 28 tỷ đồng, còn lại vốn đối ứng của các hộ dân. Thời gian hỗ trợ thực hiện các mô hình sinh kế trong 2 năm, từ 2020-2021.

Xem thêm
Thủ tướng nêu 3 nhiệm vụ quan trọng trong quy hoạch tỉnh Lạng Sơn

Thủ tướng Phạm Minh Chính khái quát 3 nhiệm vụ hết sức quan trọng với Lạng Sơn trong thực hiện quy hoạch tỉnh.

Phú Thọ thiệt hại khoảng 34,5 tỷ đồng do mưa dông

Ngành nông nghiệp tỉnh Phú Thọ chịu thiệt hại vô cùng nặng nề khi hàng trăm ha lúa, ngô, chuối, rau màu... bị đổ ngã và không thể phục hồi.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm