| Hotline: 0983.970.780

Cháy chợ Phố Hiến (Hưng Yên):

Trên trăm tỷ đồng thành tro bụi

Thứ Năm 20/03/2014 , 22:22 (GMT+7)

Trận hỏa hoạn kinh hoàng tối 19/3 tại chợ Phố Hiến khiến hơn 200 gian hàng của các tiểu thương thành tro bụi, thiệt hại ước tính trên 100 tỷ đồng.

18-15-08_anh-1-cho-pho-hien-nhin-tu-tren-cao
Chợ Phố Hiến nhìn từ trên cao

Còn gì đâu mà chụp

Sáng 20/3, chúng tôi có mặt khu chợ Phố Hiến, khung cảnh điêu tàn hiện ngay trước mắt. Từ ngoài nhìn vào, hơn 200 gian hàng nay chỉ còn là một màu đen, khét lẹt. Sau một đêm dập lửa, nhiều hàng hóa trong chợ vẫn đang âm ỉ cháy, khói bốc ra ngùn ngụt đến nghẹt thở. Thấy chúng tôi chụp ảnh, nhiều người thở dài, buồn thảm: “Còn gì đâu mà chụp hả chú, cháy hết rồi”.

Bà Bùi Thị Yến, một chủ ki ốt trong chợ than vừa mới bán hàng chưa được trăm ngày giờ đã trắng tay. “Nhà tôi chủ yếu bán quần áo may sẵn. Một ít tôi để nhờ ki ốt nhà bà cô bên cạnh cũng bị cháy hết. Tính ra toàn bộ tài sản mất khoảng 500 – 600 triệu đồng”, bà Yến chia sẻ.


Toàn bộ hàng hóa bị thiêu rụi

Chủ ki ốt Vinh Vận thuộc hàng “may mắn” hơn khi vớt vát được một chút tài sản. Anh Vinh cho biết, phát hiện ra cháy, anh đã đập cửa lao vào ôm được cây vải mang ra ngoài. Ki ốt nhà Liên Báu bên cạnh cũng nhanh tay vơ được một ít vải. Một nhà nữa thì kịp ôm một hộp giày da tự đóng. “Cũng chỉ kịp ôm được thế thôi, vừa chạy ra thì ngọn lửa bốc cao. Mặt mũi nóng rát, tiếc của lắm nhưng không ai dám liều mạng vào lấy hàng ra nữa”, anh Vinh thở dài.

Tại hiện trường vụ cháy, nhiều mảng tường chợ Phố Hiến bị lửa nung đến nứt toác, kéo dài vài mét. Toàn bộ cửa kính tầng hai của khu chợ bị vỡ nát. Xung quanh, ngổn ngang thùng xốp, nhiều bộ quần áo cháy sém vung vãi khắp nơi. Xen lẫn sự xót xa, nhiều tiểu thương cũng như các hộ dân xung quanh tỏ ra hết sức bức xúc trước sự yếu kém của lực lượng Phòng cháy chữa cháy Hưng Yên.

Trụ cứu hỏa chỉ để ngắm

Theo một số tiểu thương, chợ Phố Hiến bắt đầu hoàn thành từ cuối năm 2013. Một chủ ki ốt nhẩm tính, đến hôm xảy ra vụ cháy, nhà chị mới bán được đúng 2 tháng 19 ngày. Tầng một của chợ chủ yếu bán hàng may mặc, xung quanh là hàng tôm, cá, tầng hai bán đồ gia dụng.

Bà Nguyễn Thị Tình (cách chợ 30 mét) là người trực tiếp chứng kiến cảnh cháy. Theo bà Tình, khi xe của lực lượng PCCC đến thì hoàn toàn không có nước. Xe phải quay đầu đi lấy nước, lát lâu sau mới trở lại. Tuy nhiên, do vướng hàng rào sắt trước cửa chợ, xe cứu hỏa không thể tiếp cận hiện trường. Phải rất lâu sau, một máy xúc được điều tới phá hàng rào, nhổ cây giúp xe cứu hỏa vào trong.

18-15-08_anh-2-quang-canh-do-nat-cua-cho-pho-hien-sau-tran-hoa-hoan
Trụ nước cứu hỏa chỉ để... ngắm

“Khi vào trong, do xe không có thang, máy bơm nước lại yếu nên chỉ dừng từ ngoài xịt vào. Lúc đó, cửa kính tầng hai chưa vỡ, nước bơm tới đâu lại dội ra hết. Nói xin lỗi chú chứ, vòi nước của cứu hỏa xè xè chả khác gì… bò đái rắt”.

Một người đàn ông bên cạnh bức xúc, phải đến hai tiếng sau, xe cứu hỏa từ Hà Nội xuống, họ lấy thang phá cửa kính phun nước vào trong. Cứ như đội cứu hỏa Hưng Yên thì kém quá.

Sáng 20/3, khi chúng tôi có mặt, các trụ cứu hỏa quanh chợ Phố Hiến vẫn không có một giọt nước. Ông Hòa, chủ một ki ốt dẫn chúng tôi đi xem bể nước đằng sau chợ. Theo ông Hòa, bể này mới được xây gần hai tuần nay. Theo thiết kế, bể chứa được khoảng 25m3 nước. Tuy nhiên, đến thời điểm chợ bị cháy, bể đựng nước vẫn rỗng tuếch.

Tầng hai của khu chợ với gần 100 ki ốt hoàn toàn bị bịt kín bởi cửa kính. Lối lên xuống duy nhất là một chiếc cầu thang rộng hơn một mét. Và điều ngạc nhiên, cả hai tầng của chợ đều không được bố trí cửa thoát hiểm.

Sẽ hỗ trợ thiệt hại

Cũng trong buổi sáng 20/3, lãnh đạo TP Hưng Yên cùng chủ đầu tư là Cty TNHH đầu tư phát triển Hoàng Phát đã có cuộc họp “nóng” với các chủ ki ốt. Ông Nguyễn Tấn Cường, Chủ tịch UBND TP khẳng định sẽ kiến nghị với tỉnh có phương án hỗ trợ thiệt hại. Trước mắt, trong thời gian sửa chữa chợ Phố Hiến, thành phố sẽ xây dựng chợ tạm, tái kinh doanh cho người dân.

18-15-08_anh-5-luc-luong-chuc-nang-dang-kham-nghiem-hien-truong
Khám nghiệm hiện trường

Đại diện Cty Hoàng Phát, ông Bùi Hồng Kỳ, Giám đốc cho biết đơn vị này đã lập kế hoạch hỗ trợ một phần thiệt hại. Chủ ki ốt Bùi Thị Yến cho rằng, điều này là không thể chấp nhận được. “Khi chúng tôi thuê, Cty Hoàng Phát đã cam kết đảm bảo cho chúng tôi từng sợi chỉ, cái kim. Bây giờ xảy ra thiệt hại, phía Cty phải có trách nhiệm bồi thường cho các hộ dân chúng tôi”.

Gay gắt hơn, nhiều chủ ki ốt phản pháo, đòi loại bỏ chủ đầu tư để người khác vào làm. Đồng thời phải đền bù 100% thiệt hại chứ không dừng lại là hỗ trợ.

Chiều 20/3, một đoàn cán bộ Bộ Công an đã về chợ Phố Hiến, kết hợp với Công an Hưng Yên khám nghiệm hiện trường. Quá trình khám nghiệm hiện trường diễn ra khoảng 4 – 5 tiếng đồng hồ. Nguyên nhân ban đầu của vụ cháy hiện chưa được công bố. Tuy nhiên, theo một số tiểu thương, nguyên nhân dẫn đến vụ cháy có thể là do chập điện.

Xem thêm
Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm