Những khảo chú ẩu trong sách 'Nam Việt thần kỳ hội lục'

Khải Mông - Thứ Hai, 15/05/2023 , 14:31 (GMT+7)

Điều đáng nói 'Nam Việt thần kỳ hội lục' là ấn phẩm Nhà nước đặt hàng do Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội in, phát hành và nộp lưu chiểu quý IV/2021.

Sách Nhà nước đặt hàng 'Nam Việt thần kỳ hội lục' - Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.

Sách Nhà nước đặt hàng “Nam Việt thần kỳ hội lục” - Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.

“Nam Việt thần kỳ hội lục” là sách Nhà nước đặt hàng do NXB Đại học Sư phạm Hà Nội in, phát hành và nộp lưu chiểu quý IV/2021. Biên dịch và khảo chú: Trần Trọng Dương - Dương Văn Hoàn. Nghiên cứu - giới thiệu: Trần Trọng Dương. Cả hai người đang công tác tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm (Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam).

Khảo chú ẩu

Để dịch và khảo chú “Nam Việt thần kỳ hội lục” đòi hỏi người nghiên cứu công phu, nghiêm túc. PGS.TS Trần Trọng Dương và Th.S Dương Văn Hoàn đã gia công nhiều khi dịch nhưng đáng tiếc còn nhiều chỗ khảo chú ẩu, võ đoán, suy diễn bừa bãi…

Dẫn chứng đầu tiên, trang 12, chú thích số 6 viết: “Chữ húy bà Hồ Thị Hoa (1790 - 1806) - mẹ vua Thiệu Trị”. Viết như thế này là bức tử bà Hồ Thị Hoa sớm 1 năm. Bà mất vào ngày 29/6/1807. Vua Thiệu Trị sinh ngày 16/6/1807, được 13 ngày sau thì mẹ qua đời. Nếu bà Hồ Thị Hoa mất từ năm 1806 như khảo chú của PGS.TS Trần Trọng Dương viết thì phải là người khác đẻ ra vua Thiệu Trị chứ không phải Tá Thiên Nhân hoàng hậu Hồ Thị Hoa.

Những trang khảo chú ẩu trong sách. 

Những trang khảo chú ẩu trong sách. 

Dẫn chứng thứ hai, trang 188, mục số 237, Minh Hiển thái tử đại vương Trần Quốc Bảo. Chú thích số 741 ghi: “Trần Quốc Bảo: Cháu nội vua Trần Nhân Tông, hi sinh trong trận chiến Bạch Đằng với quân Mông Nguyên. Khi mất được truy phong làm Thái tử” (tr. 188).

Sử liệu quan phương đều viết rõ, vua Trần Nhân Tông sinh năm 1258. Trận Bạch Đằng diễn ra năm 1288. Năm đó, vua Trần Nhân Tông vừa tròn 30 tuổi, con đích trưởng tử của nhà vua là Trần Thuyên 12 tuổi (sau này lên nối ngôi là Trần Anh Tông). Vậy làm sao vua Trần Nhân Tông có cháu nội tuổi 18 - 20 tức là gần bằng tuổi nhà vua đi đánh giặc Mông Nguyên trên sông Bạch Đằng được?

Những trang khảo chú ẩu trong sách.

Những trang khảo chú ẩu trong sách.

Võ đoán, suy diễn bừa bãi

Đọc phần nghiên cứu - giới thiệu sách, tôi không rõ phương pháp khảo sát “hoa tiêu” những người khảo chú thực hiện trong quá trình chú thích nhân danh, địa danh cho toàn bộ tác phẩm “Nam Việt thần kỳ hội lục” được nêu trong chú thích số 12 (tr. 14) là như thế nào? Phải chăng là ngồi bàn giấy, tra Google, rồi cứ thế quy đổi ra nhân danh, địa danh? Điều này được thể hiện rõ thêm tại trang 307, chú thích số 1279 về xã Nghiêm Xá là nơi thờ Minh Thành Thiện Khánh đại vương. Chú thích ghi: “Xã này có ông Bùi Văn Bưu đỗ Tiến sĩ năm 1602 đời vua Lê Kính Tông, giữ chức Tham chính (…) Có thể làng thờ ông làm Phúc thần, cần điền dã để kiểm chứng”.

Như vậy, có thể hiểu rằng, có nhiều địa danh, người dịch và khảo chú chưa tới tận nơi. Có lẽ vì chưa đến nơi nên nhiều địa danh được 2 ông Dương - Hoàn chú trên giấy một trời mà thực tế lại một vực. Xin nêu vài dẫn chứng:

Trang 95, địa danh Khả Do trong chú thích 330: “Nay là thôn Khả Do xã Nam Viêm thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc”. Thực tế, Phúc Yên trở thành thành phố - đô thị loại III từ tháng 10.2018 và Nam Viêm trở thành phường cùng năm, Khả Do là tổ dân phố, chứ không còn thôn, xã nữa.

Vẫn ở trang 95, chú thích số 332 về địa danh xã Xuân Nộn, nơi thờ Khước Địch đại Vương (Trương Hống) và Uy Địch đại vương (Trương Hát), PGS.TS Trần Trọng Dương cho rằng: “Nguyên văn có lẽ chép nhầm là “Xuân Mai”, nay đính chính; nay là thôn Xuân Nộn xã Xuân Nộn huyện Đông Anh TP. Hà Nội”. Do chưa đến phường Phúc Thắng, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc nên ông Dương không biết ở đây có đình Xuân Mai thờ Thánh Tam Giang Trương Hống, Trương Hát làm Thành hoàng. Ông đã vội cho “nguyên văn có lẽ chép nhầm”. Thực tế, người xưa không nhầm, chỉ có PGS.TS Trần Trọng Dương… khảo cứu lộn!

Những trang khảo chú ẩu trong sách.

Những trang khảo chú ẩu trong sách.

Trang 270, chú thích số 1147: “Xã Thanh Tước: Nay là thôn Thanh Tước xã Thanh Lâm huyện Mê Linh TP. Hà Nội”. Địa danh “thôn Thanh Tước” là do những người biên dịch - khảo chú nghĩ ra, hoặc nhờ Giáo sư Google chỉ dẫn. Thực tế, trên bản đồ địa giới hành chính và quản lý dân cư của xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh không có địa danh “thôn Thanh Tước” mà chỉ có… nghĩa trang Thanh Tước!

Ngoài ra, do chưa đến thực tế nên nhiều địa danh trong sách phải viết 2 cách: Đồng Xâm [Sâm] – xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình; Tuân Lệ/ Tuân Lễ (Tuân Lề) - xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội…

Việc chú giải nhân danh, địa danh là quan trọng và cực kỳ mất công. Điều này là một thách thức vô cùng lớn, gây hao tổn tâm trí, thời gian đối với các nhà nghiên cứu. Trong sách “Nam Việt thần kỳ hội lục” có hàng nghìn địa danh, nếu người khảo chú đi được hết thì quả là điều lý tưởng. Song dù không đi được đến tận nơi, khi dịch chú sách Hán Nôm, thao tác của người nghiên cứu phải thu thập các diên cách địa lý của từng thời kỳ quy định trong văn bản chính thống của Nhà nước. Có như vậy, mới không xảy ra tình trạng võ đoán, suy diễn bừa bãi khi chú thích về địa lý.

Người xưa vẫn dạy, cái gì biết thì nói là biết, cái gì không biết thì nói là không biết, ấy là biết vậy (Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri dã). Không nên tùy tiện bày rác để người khác đi dọn. Khảo cứu còn cần một cái đầu có tư duy khoa học biết tổng hợp, phân tích, xử lý tư liệu sao cho rành rõ, bóc tách được các lớp niên đại, thông tin tư liệu, đâu là chính sử, đâu là huyền sử, đâu là tín ngưỡng dân gian… Như vậy mới tránh được điều người xưa đã cảnh tỉnh: “Tận tín thư bất như vô thư” (Đọc sách mà tin vào sách thì cũng bằng không đọc sách).

Trang 111, viết về Tá phụ Minh quân đại vương - Tiến sĩ Đỗ Nhuận (1446 - ?). Chú thích số 435 viết: Năm 1495, Đỗ Nhuận vâng mệnh vua Lê Thánh Tông hoạ các vần trong tập “Quỳnh uyển tửu ca”. Theo tôi được biết, chỉ có tập “Quỳnh uyển cửu ca” nghĩa là 9 khúc ca vườn quỳnh, chứ không có tập “Quỳnh uyển tửu ca” dù vua Lê Thánh Tông và các văn thần trong nhóm Tao Đàn nhị thập bát tú có mượn rượu làm thơ!

Khải Mông
Đôi điều suy nghĩ của một Phật tử về câu chuyện xung quanh ông Minh Tuệ
Đôi điều suy nghĩ của một Phật tử về câu chuyện xung quanh ông Minh Tuệ11

Là một Phật tử, theo dõi hành trình và xem gần hết các video trên mạng về ông Minh Tuệ, chúng tôi nhận thấy văn bản của Giáo hội Phật giáo Việt Nam có thể gây hiểu lầm.

Tác giả trẻ phủ sóng một cuộc thi Thơ Hay
Tác giả trẻ phủ sóng một cuộc thi Thơ Hay

Tác giả trẻ thuộc thế hệ 8X, 9X đã chiếm ưu thế tuyệt đối tại cuộc thi Thơ Hay vừa tổ chức trao giải thưởng vào sáng 16/5 tại TP.HCM.

Nhân hiện tượng Minh Tuệ: Đi tu để được gì?
Nhân hiện tượng Minh Tuệ: Đi tu để được gì?11

Hiện tượng ông Minh Tuệ một lần nữa nhắc cho ta biết rằng cũng như trong căn nhà đóng kín, chúng ta sẽ không thấy được gì, nhưng chỉ cần một tia sáng lọt vào, lập tức thấy bụi bặm nhảy múa đảo điên.

Thổn thức cùng sông Nghèn
Thổn thức cùng sông Nghèn

Quy luật muôn đời là các dòng sông đều chảy, nhưng khi thực hiện dự án 'ngọt hóa', thau chua rửa mặn thì sông Nghèn thành dòng sông duy nhất ở Việt Nam... không chảy.

Từ trường hợp Minh Tuệ: Y pháp bất y nhân
Từ trường hợp Minh Tuệ: Y pháp bất y nhân1

Câu ấy có nghĩa là [người tu phải] căn cứ vào giáo pháp (chân lý) chứ không được căn cứ vào cá nhân.

Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay như thế nào?
Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay như thế nào?

‘Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay’ là cuộc tọa đàm văn chương giữa các tác giả thuộc Hội Nhà văn TP.HCM và Hội Văn học nghệ thuật Phú Yên.

Bên dòng Kiến Giang huyền thoại
Bên dòng Kiến Giang huyền thoại6

Sự hiểu biết cùng cảm xúc rất đặc biệt của cô bé Hà Nội 12 tuổi về đất và người Lệ Thủy, Quảng Bình.

'Dân Ông Tạ' cất giữ một phần ký ức đô thị phương Nam
'Dân Ông Tạ' cất giữ một phần ký ức đô thị phương Nam

'Dân Ông Tạ' là cộng đồng người gốc Bắc di cư vào nam, được tác giả Cù Mai Công phản ánh trong bộ sách 'Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó'.

Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt
Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt

Gần đây, trường hợp viết đảo ngược từ xuất hiện tràn lan và ngày một phát triển. Có cơ hội, có dịp là đảo ngược. Đảo lấy được. Nhà văn, nhà báo cũng đua nhau viết ngược từ.

Chùa Một Cột trên thành phố bị lãng quên Bandipur, Nepal
Chùa Một Cột trên thành phố bị lãng quên Bandipur, Nepal

Đi hành hương lần này, đoàn chúng tôi có 8 người. Đi một chuyến đi 'lịch sử đời người', vì sẽ đến những nơi chưa từng đến, những nơi mà để đến được, thì vô cùng khó khăn mới đến được, nhưng đã đến được thì quá xứng đáng để đi. Đến dãy Núi Tuyết Hy Mã Lạp Sơn, và thành phố cổ Bandipur...

Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi
Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi

Giá trị tiếng Việt trong tâm hồn người Việt, một lần nữa được nhắc nhớ qua chương trình đặc biệt kỷ niệm Giỗ tổ Hùng Vương trên Nông nghiệp Radio tối nay (18/4).

Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc
Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc

Nhà báo, nhà văn Dương Bá Trạc (1884-1944), hiệu Tuyết Huy, là anh trai của nhà giáo Dương Quảng Hàm. Cụ cùng các chiến sĩ đã sáng lập phong trào Đông Kinh nghĩa thục.