Truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long qua một cuộc thi rộn ràng

Tuy Hòa - Thứ Bảy, 09/12/2023 , 16:25 (GMT+7)

Truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long vừa khép lại một cuộc thi khá thành công, với giải nhất thuộc về tác phẩm ‘Bến lở’ của tác giả Nguyễn Thảo Nguyên.

Tác giả Nguyễn Thảo Nguyên (giữa) đoạt giải nhất với truyện ngắn 'Bến lở'.

Tác giả Nguyễn Thảo Nguyên (giữa) đoạt giải nhất với truyện ngắn "Bến lở".

Truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long đã có nhiều tín hiệu mới! Đó là nhận định chung của giới cầm bút về cuộc thi “Truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long 2023” do Hội Văn học nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu, Bến Tre đăng cai.

Thời gian nhận bài kéo dài 6 tháng, từ đầu tháng 3/2023 đến cuối tháng 8/2023, tổng cộng có 133 tác phẩm tham gia cuộc thi “Truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long 2023”. Đây là sân chơi dành cho các tác giả chuyên và không chuyên đang cư ngụ tại khu vực miền Tây Nam bộ, nên chủ đề được ban tổ chức đưa ra bám lấy tiêu chí quan trọng “Phản ánh đa dạng, phong phú về sinh hoạt, đời sống người dân xưa và nay với những nét đặc thù về truyền thống yêu nước, văn hóa, tâm linh của cộng đồng cư dân cuối nguồn sông Mê Kông”.

Các tác phẩm dự thi đều được giấu tên tác giả và công bố trên phương tiện truyền thông với mã số riêng. Ban chung khảo gồm nhà văn Bích Ngân, nhà văn Vũ Hồng và nhà văn Lê Đình Trường đã cầm cân nảy mực theo nguyên tắc chung là chấm riêng từng tác phẩm. Cho nên, chấp nhận cả trường hợp hy hữu là một tác giả đoạt hai giải.

Kết quả, giải nhất trao cho truyện ngắn “Bến lở” của Nguyễn Thảo Nguyên. Giải nhì trao cho truyện ngắn “Đàn bà quê” của Nguyễn Thị Ngọc Lệ và truyện ngắn “Ngày tháng sau lưng” của Phạm Quốc Rin.

Có 3 giải ba, nhưng tác giả Đào Ngọc Vinh được hai phần với truyện ngắn “Sau cơn mưa chiều” và truyện ngắn “Nắng trong gió chiều”. Một giải ba còn lại thuộc về truyện ngắn “Ông Hai Khôi” của Vương Đình Khang.

Trong các truyện ngắn được giải khuyến khích, có sự xuất hiện của một số cây bút trẻ triển vọng ở miền Tây Nam bộ, như Võ Đăng Khoa hoặc Nguyễn Chí Ngoan

Theo ban giám khảo, có thể nhận thấy, sự thay đổi văn chương đồng bằng sông Cửu Long hiện nay qua các tác phẩm dự thi lần này. Đó là phản tỉnh về sự ngợi ca, vì lẽ, xã hội bon chen quay cuồng theo nền kinh tế thị trường, tình người, đối nhân xử thế ngày càng biến đổi. Để rồi người đọc bâng khuâng tiếc nuối một thời nghèo khó, điện đóm chưa về đến thôn làng, giao thông đường bộ trắc trở, mà tình nghĩa xóm làng thì chan hòa, nồng ấm.

Từ thực trạng xã hội đương đại, truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long trong cuộc thi này, phải chăng đã trở mình? Các tác giả nói về, nghiền ngẫm về chuyện đời, tình đời. Nhân vật cán bộ nhà nước hiếm thấy trong tác phẩm của họ. Thay vào đó là những nông dân, thị dân trong cuộc đời thường. Tính nhân văn tràn đầy trong những tác phẩm súc tích, cô đọng. Theo đó là nghệ thuật diễn đạt bằng ngôn ngữ đặc trưng Nam bộ tài tình, mới mẻ, giản dị và rất đa dạng...

Nhiều tác giả trẻ đoạt giải khuyến khích cuộc thi Truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long 2023.

Nhiều tác giả trẻ đoạt giải khuyến khích cuộc thi Truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long 2023.

Cuộc thi “Truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long 2023” đã khép lại. Sự thành công nhất định là điều ai cũng nhận ra. Và quy luật chung, mọi vinh quang của cuộc thi đều được tác giả đoạt giải nhất mang theo hết. Vậy truyện ngắn “Bến lở” của Nguyễn Thảo Nguyên có gì đáng nhớ?

Tác giả Nguyễn Thảo Nguyên đã nghỉ hưu, sau nhiều năm giảng dạy ở Trường Cao đẳng Sư phạm Bến Tre. Tác giả Nguyễn Thảo Nguyên được kết nạp Hội Nhà văn Việt Nam năm 2020.

Truyện ngắn “Bến lở” là chuyện tình buồn trong chuyện đời buồn “đất lở từ lâu đã không còn là chuyện mới mẻ của xứ này”. Hai người đàn bà Liên và Phấn có số phận khác nhau, đã cùng có con với một người đàn ông ở hoàn cảnh khác nhau.

Tâm trạng của Liên được tác giả Nguyễn Thảo Nguyên miêu tả: “Kể cũng lạ - chị nghĩ - thời trẻ trung xuôi ngược thương hồ tiếp xúc biết bao trai tráng, trong đó có những người ngỏ lời muốn được sống lâu dài cùng chị nhưng đều không gây ở chị sự rung động nào. Đến khi vào tuổi lỡ thì, chị đâu ngờ rằng mong muốn được bày tỏ, được thể hiện cảm xúc, được gắn bó lâu dài với người mình thương thường khi ùa về trong khát khao cháy bỏng.

Và rồi chị đã yêu. Đó là người thường vì công việc đến bến ghe để qua sông, thỉnh thoảng ghé tiệm của chị mua bao thuốc lá hay ít đồ dùng cá nhân. Nhưng thật trớ trêu bởi anh đã có vợ con. Chị cố chôn vùi tình yêu đầu đời đó của mình nhưng không hiểu sao lòng vẫn xao động khi tiếp xúc với anh”.

Còn tâm trạng của Phấn được tác giả Nguyễn Thảo Nguyên khắc họa: “Chị biết trẻ con không có lỗi nhưng sao cứ thấy khó chịu khi nhìn thằng Hòa chơi đùa cùng con trai mình, dù chuyện trôi qua đã nhiều năm. Hôm ấy chồng chị nói lên tỉnh họp bạn thời học phổ thông, đến tối muộn vẫn chưa về. Điện thoại nhiều cuộc anh không bắt máy, chị linh cảm có điều bất an nên để thằng Phi lúc ấy chưa đầy hai tuổi cho bà ngoại nó trông chừng với ý định lội dần ra bến ghe nghe ngóng. Dì Tư ngăn cản vì ngoài trời có mưa mà con gái lại đang mang thai nhưng chị quyết đi để rồi bị trượt chân dọc đường. Nhưng bất hạnh đến với chị không chỉ thế.

Trong khi chị đau buồn vì phải mất đi đứa con trong bụng do cú trượt chân tai hại ấy, thì cũng đêm đó chồng chị đang trên giường cùng người phụ nữ khác. Chị biết điều này từ thú nhận của anh chỉ hai năm sau, trước khi anh mất do bệnh. Anh xin chị tha lỗi vì đã có con với người phụ nữ đó và mong muốn sau này thằng Phi nhìn nhận em của nó”.

Cuốn sách tuyển chọn từ cuộc thi Truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long 2023.

Cuốn sách tuyển chọn từ cuộc thi Truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long 2023.

Tìm được một “trạng nguyên” như “Đất lở” cho cuộc thi “Truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long 2023”, có lẽ cũng đủ để ban giám khảo hài lòng. Cụ thể hơn, nhà văn Lê Đình Trường đại diện ban giám khảo, nhấn mạnh: Truyện ngắn là một thể loại văn chương đầy thách thức mà cũng đầy cám dỗ đối với người viết thể loại văn xuôi. Cho nên, có người cho rằng, khi nhà văn ngồi trước trang giấy tức là anh ta đang đối diện với pháp trường trắng. Thiết nghĩ, những trang văn của cuộc thi truyện ngắn lần này, có những truyện thật đằm sâu, vời vợi không khí của miền Tây Nam bộ. Thế giới truyện ngắn họ thật hấp dẫn, thú vị. Dư vị tác phẩm đọng trong lòng người đọc rất lâu.

Tuy Hòa
Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi
Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi

Giá trị tiếng Việt trong tâm hồn người Việt, một lần nữa được nhắc nhớ qua chương trình đặc biệt kỷ niệm Giỗ tổ Hùng Vương trên Nông nghiệp Radio tối nay (18/4).

Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc
Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc

Nhà báo, nhà văn Dương Bá Trạc (1884-1944), hiệu Tuyết Huy, là anh trai của nhà giáo Dương Quảng Hàm. Cụ cùng các chiến sĩ đã sáng lập phong trào Đông Kinh nghĩa thục.

Đại tá Nguyễn Văn Hồng và cuộc chiến đấu tự nguyện bên trang viết
Đại tá Nguyễn Văn Hồng và cuộc chiến đấu tự nguyện bên trang viết

Đại tá Nguyễn Văn Hồng sau 30 năm cầm súng lại có tiếp 30 năm cầm bút, đó là nội dung tọa đàm văn chương diễn ra sáng 12/4 tại TP.HCM.

Trống quân: Tinh hoa người Đức Bác
Trống quân: Tinh hoa người Đức Bác

Hát trống quân Đức Bác là sự kết hợp giữa lời hát và nhịp điệu, cùng với những khúc hát sôi động xoay quanh các chàng trai Đức Bác và cô đào Phù Ninh.

Tiến sĩ Bùi Bá Bổng chữ đã say rồi trên những trang thơ
Tiến sĩ Bùi Bá Bổng chữ đã say rồi trên những trang thơ3

Tiến sĩ Bùi Bá Bổng thường được nhiều người biết đến với tư cách một nhà khoa học nông nghiệp, nhưng ít ai biết ông từng có thơ được in từ thời sinh viên.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hé lộ điều gì qua những đoản văn?
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hé lộ điều gì qua những đoản văn?

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã rời khỏi dương gian 23 năm, nhưng di sản nghệ thuật của ông vẫn không ngừng lôi cuốn công chúng, trong đó có những đoản văn tự tình.

Thái độ của vua - tôi triều Nguyễn đối với Phan Châu Trinh sau ‘Thư thất điều’
Thái độ của vua - tôi triều Nguyễn đối với Phan Châu Trinh sau ‘Thư thất điều’

Việc ứng xử như sách đã chép ít nhiều thể hiện sự tôn trọng đáng kể, dù 'Thư thất điều' đã khiến vua Khải Định bẽ mặt với quốc dân đồng bào ở trong và ngoài nước lúc đó.

Hà Giang hút khách
Hà Giang hút khách

Thị trấn Đồng Văn giờ khác lắm. Cầu trời, năm mười năm nữa, Đồng Văn sẽ không theo bước Tam Đảo, Sa Pa, nhà tầng chất ngất cướp mất dáng núi, thung mây...

Về một bản dịch ‘Thư thất điều’ của cụ Phan Châu Trinh
Về một bản dịch ‘Thư thất điều’ của cụ Phan Châu Trinh

Trong bài văn tế Phan Châu Trinh, Sào Nam Phan Bội Châu đánh giá 'Thư thất điều đón giá như Tây, uy sấm chớp chẳng kinh cùng chẳng hãi'.

Cửa Đạt và Cửa Đặt: Chuyện nhỏ hay không nhỏ?
Cửa Đạt và Cửa Đặt: Chuyện nhỏ hay không nhỏ?

Hãy phóng to bức hình này lên, sẽ thấy hai cái tên khác nhau: Bên này là đền “Cửa Đặt”, bên kia là chùa “Cửa Đạt”. Đặt và Đạt, có liên hệ/liên quan gì không?

Giáo sư Andrea Hoa Pham: 'Ngôn ngữ luôn biến đổi'
Giáo sư Andrea Hoa Pham: 'Ngôn ngữ luôn biến đổi'1

Một người dạy tiếng Việt ở Mỹ, giáo sư Andrea Hoa Pham cho rằng, ngôn ngữ luôn luôn biến đổi, dù muốn hay không cũng không ngăn được thực tế ấy.

Cảm nhận một người trẻ tuổi về kháng chiến qua phim Đào, phở và piano
Cảm nhận một người trẻ tuổi về kháng chiến qua phim Đào, phở và piano

Bộ phim đã khiến tôi tò mò và tôi đã tìm hiểu rộng hơn lịch sử đất nước và tinh thần chiến đấu của chiến sĩ, nhân dân ta trong kháng chiến.