| Hotline: 0983.970.780

Trí tuệ nhân tạo giúp gì cho con người trong tương lai?

Chủ Nhật 26/02/2023 , 15:16 (GMT+7)

Trí tuệ nhân tạo được bàn luận một cách cụ thể qua cuốn sách ‘AI trong kỷ nguyên khai sáng toàn cầu’ của tác giả Nguyễn Thị Tú vừa ra mắt tại Hà Nội.

Tác giả Nguyễn Thị Tú (Michelle Nguyen) giới thiệu cuốn sách về trí tuệ nhân tạo.

Tác giả Nguyễn Thị Tú (Michelle Nguyen) giới thiệu cuốn sách về trí tuệ nhân tạo.

Trí tuệ nhân tạo AI đang là đề tài quan tâm của cả thế giới. Nhất là khi những sản phẩm ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI như ChatGPT ra đời, thì có nhiều dự báo về sự biến mất của không ít ngành nghề. Vậy thì, con người cần làm gì khi trí tuệ nhân tạo AI trở thành loài siêu việt, thông minh, giỏi giang hơn người trong thời đại công nghệ 4.0 đầy biến động hướng đến xã hội 5.0?

Không thể nói khác, trí tuệ nhân tạo AI đã rung chuông cảnh tỉnh cho một thời đại cạnh tranh chất xám sáng tạo chứ không chỉ dựa dẫm vào thế mạnh tài nguyên hay địa lý.

Cuốn sách “AI trong kỷ nguyên khai sáng toàn cầu” của tác giả Nguyễn Thị Tú (Michelle Nguyen) viết về việc sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI trong gia đình, doanh nghiệp và xã hội. Cuốn sách đã phác hoạ về nhánh quyền lực trợ lý AI này, đã được nêu trong “Khế ước xã hội cho kỷ nguyên AI”.

Chúng ta sẽ tận dụng những thành tựu trí tuệ nhân tạo AI và quản trị những rủi ro, thách thức lẫn những mặt trái của nó thế nào?

Thế giới đang thay đổi mạnh mẽ vì sự phát triển của công nghệ AI lấy đi công việc của hàng triệu người. Ngày nay những bức tranh nghệ thuật do AI vẽ đã đoạt giải cao nhất trong các cuộc thi với con người. Chưa hết AI sáng tác nhạc, viết kịch bản ChatGPT đã vượt qua kỳ thi cấp phép y tế của Hoa Kỳ, kỳ thi MBA của Wharton - Trường Kinh doanh hàng đầu nước Mỹ thuộc Đại học Pennsylvania danh tiếng, và một phần của kỳ thi luật sư.

Tác giả Nguyễn Thị Tú chia sẻ, cuốn sách “AI trong kỷ nguyên khai sáng toàn cầu” được xuất bản với mong muốn cộng đồng hiểu đúng và bao quát đầy đủ về AI để biết cách phối hợp, làm việc hiệu quả cùng AI vì hạnh phúc của con người.

Chủ tịch Tập đoàn FPT Trương Gia Bình khi cầm trên tay “AI trong kỷ nguyên khai sáng toàn cầu”, đã nhận xét: “Theo WHO, hiện nay có gần 1 tỷ người mắc chứng rối loạn tâm thần. Dự đoán tới năm 2030 trầm cảm, tự tử sẽ trở thành nguyên nhân tử vong hàng đầu; đây là vấn đề nghiêm trọng mang tầm nhân loại của gen Z mà thế giới đang phải đối mặt. Cuốn sách đưa ra những giải pháp giúp gen Z phát huy tốt nhất tài năng, sức sáng tạo để hạnh phúc và thành công trong gia đình, doanh nghiệp, tổ chức và xã hội.

FPT đã trải qua giai đoạn năng suất lao động không tăng trong các năm khi quản lý theo hệ thống, nhưng đã tăng đáng kể khi đặt trọng tâm vào giá trị và con người. FPT đang triển khai văn hóa ‘Cùng mưu cầu hạnh phúc’ với rất nhiều điểm tương đồng mà tác giả hướng dẫn trong cuốn sách này”.

Nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghê Nguyễn Quân trao đổi cùng tác giả Nguyễn Thị Tú.

Nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghê Nguyễn Quân trao đổi cùng tác giả Nguyễn Thị Tú.

Bên cạnh những tác dụng vượt bậc của AI, làm thế nào để loài người phòng ngừa những rủi ro và giải quyết những vấn đề mà AI mang lại, đâu là khế ước cần thiết vì hòa bình và an ninh nhân loại trong Kỷ nguyên AI? Ông Nguyễn Anh Tuấn với tư cách CEO Diễn đàn Toàn cầu Boston (BGF) đánh giá: “Cuốn sách sẽ góp phần tích cực vào công cuộc tái định hình thế giới, tạo dựng kỷ nguyên khai sáng toàn cầu - mục tiêu của Sáng kiến Liên hợp quốc 100 năm UN100”

ChatGPT đã trở nên phổ biến, nó là một ví dụ tiêu biểu cho AI Assistant, là một trung tâm quyền lực trong xã hội trí tuệ nhân tạo (AIWS), nền tảng của kỷ nguyên khai sáng toàn cầu, đã được nêu trong Khế ước Xã hội cho Kỷ nguyên AI (The Social Contract for the AI Age). Cuốn sách “AI trong kỷ nguyên khai sáng toàn cầu” phác hoạ về nhánh quyền lực AI Assistant ấy.

Xem thêm
Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm