| Hotline: 0983.970.780

Triển khai các biện pháp khắc phục 'thẻ vàng' của EU

Thứ Năm 26/10/2017 , 09:15 (GMT+7)

Theo quy trình của EC, sau khi xác định quốc gia có xuất khẩu thủy sản vào EU không đáp ứng được các yêu cầu của EU trong chống khai thác IUU, EC có quyết định cảnh báo chính thức (biện pháp thẻ vàng). Thời gian cảnh báo thẻ vàng là 6 tháng.

18-26-57_ong_nguyen_ngoc_oi
Ông Nguyễn Ngọc Oai, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản

Chiều 25/10, Bộ NN-PTNT nhận được văn bản chính thức của phái đoàn EU tại Hà Nội liên quan đến việc Ủy ban Châu Âu (EU) áp dụng biện pháp thẻ vàng đối với sản phẩm hải sản khai thác trên biển của Việt Nam. Ngay lập tức Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) đã tổ chức thông tin nhanh đến các cơ quan báo chí xung quanh sự kiện này.

Tổng cục Thủy sản cho biết, từ ngày 13 - 19/5/2017, đoàn công tác DG-MARE của EU vào Việt Nam kiểm tra hoạt động tuân thủ các quy định của EU về đánh bắt cá bất hợp pháp, không được báo cáo và không được kiểm soát (IUU). Qua kết quả kiểm tra đoàn công tác cho rằng hoạt động quản lý khai thác thủy sản của Việt Nam chưa có nhiều tiến bộ trong việc thực hiện các quy định của EU về IUU.

Sau kiểm tra, EU đã đưa ra 5 khuyến nghị yêu cầu Việt Nam phải hoàn thành trước 30/9/2017, bao gồm: Hoàn thiện thể chế; Quản lý đội tàu khai thác phù hợp với nguồn lợi; Hoàn thiện hệ thống kiểm tra giám sát tàu cá trên biển và tại cảng; Thực hiện xác nhận, chứng nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản; Ngăn chặn, chấm dứt tàu cá Việt Nam khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.

Ngày 23/10, EU đã phát thông cáo báo chí về quyết định này. Theo quy trình của EC, sau khi xác định quốc gia có xuất khẩu thủy sản vào EU không đáp ứng được các yêu cầu của EU trong chống khai thác IUU, EC có quyết định cảnh báo chính thức (biện pháp thẻ vàng). Thời gian cảnh báo thẻ vàng là 6 tháng.

Ông Nguyễn Ngọc Oai, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, Bộ NN-PTNT sẽ tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, sớm báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia nhằm ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác hải sản bất hợp pháp.

Thành lập tổ công tác liên ngành để chỉ đạo, điều phối triển khai các biện pháp khắc phục thẻ vàng của EU. Tổ chức các đoàn đàm phán, đối thoại để EU hiểu và ghi nhận nỗ lực của Việt Nam trong việc triển khai, đáp ứng các khuyến nghị của EU.

Nhanh chóng hoàn tất thủ tục gia nhập Hiệp định đàn cá di cư của Liên hợp quốc và Hiệp định biện pháp quốc gia có cảng của FAO. Ngay sau khi Luật Thủy sản sửa đổi được Quốc hội thông qua, khẩn trương xây dựng các văn bản dưới luật để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của Luật Thủy sản sửa đổi nhằm đáp ứng được khung pháp lý về quản lý nghề cá theo yêu cầu của EU.

Tăng cường nguồn lực cho các hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động nghề cá, xác nhận, chứng nhận sản phẩm thủy sản xuất khẩu vào thị trường châu Âu…

Xem thêm
Yến sào Đức Cơ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Gia Lai Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm Yến sào Đức Cơ Salangane’s Nest, mở cơ hội để kinh tế huyện Đức Cơ bứt phá.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Những mốc son của hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Nghệ An

Giai đoạn 2016 - 2024, hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Nghệ An đạt được nhiều thành tích vang dội, được Trung ương ghi nhận, đánh giá cao.

Hà Nội công bố bảng giá đất mới, cao nhất gần 700 triệu đồng/m2

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký Quyết định 71 sửa đổi, bổ sung Quyết định 30 về quy định và bảng giá đất trên địa bàn thành phố.