| Hotline: 0983.970.780

Triển vọng mở rộng quy mô áp dụng canh tác lúa SRI

Thứ Ba 10/11/2020 , 19:38 (GMT+7)

Canh tác lúa SRI là phương pháp góp phần giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, giảm phát thải nhà kính và phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững.

Ông Mai Bắc Mỹ, Trưởng ban Đối ngoại và Hợp tác quốc tế TW Hội Nông dân, Giám đốc dự án giới thiệu về phương pháp canh tác lúa SRI. Ảnh: Tùng Đinh.

Ông Mai Bắc Mỹ, Trưởng ban Đối ngoại và Hợp tác quốc tế TW Hội Nông dân, Giám đốc dự án giới thiệu về phương pháp canh tác lúa SRI. Ảnh: Tùng Đinh.

TW Hội Nông dân Việt Nam vừa tổ chức hội thảo khởi động dự án "Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường tại Việt Nam".

Ông Mai Bắc Mỹ, Trưởng ban Đối ngoại và Hợp tác quốc tế - TW Hội Nông dân VN, Giám đốc dự án cho biết, mục tiêu của dự án là nâng cao kỹ thuật canh tác lúa cải thiện SRI cho nông dân trồng lúa và các tổ chức của nông dân trồng lúa.

Từ đó, nâng cao nhận thức của nông dân, người tiêu dùng, các bên liên quan từ lợi ích của phương pháp canh tác lúa SRI và nâng cao giá trị sản phẩm gạo trồng theo phương pháp này.

Dự án này dự kiến kéo dài trong 40 tháng, trong đó giai đoạn 1 được diễn ra từ 3/2020 - 6/2021 và giai đoạn 2 và 3 là 7/2021 - 6/2023. Trong đó, giai đoạn 1 được thực hiện tại 8 địa phương khu vực miền Bắc bao gồm Lai Châu, Bắc Kạn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hòa Bình, Thái Bình và Ninh Bình. Các giai đoạn 2 và 3 sẽ thực hiện ở các tỉn miền Trung và miền Nam.

Để vận động người dân áp dụng phương pháp canh tác lúa SRI, dự án sẽ tổ chức nhiều hoạt động, trong đó nổi bật là nghiên cứu và tổ chức tập huấn cho nông dân.

Ngoài ra còn tổ chức tham quan nghiên cứu, tư vấn hỗ trợ cho nông dân trồng lúa, tiếp theo là nâng cao nhận thức và quảng bá cho SRI, xây dựng các công cụ và hoạt động hỗ trợ. Cuối cùng là xây dựng và quảng bá thương hiệu cho lúa gại SRI và tiếp cận thị trường.

Canh tác lúa SRI là phương pháp được nhiều nông dân quan tâm. Ảnh: Tùng Đinh.

Canh tác lúa SRI là phương pháp được nhiều nông dân quan tâm. Ảnh: Tùng Đinh.

Để dự án có thể hoạt động hiệu quả hơn, các đơn vị liên quan đã thực hiện một khảo sát về SRI và các kỹ thuật canh tác lúa thân thiện với môi trường trên 7 địa phương trồng lúa là Hòa Bình, Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Bình Định và Tiền Giang.

Đối tượng của khảo sát này bao gồm 3 nhóm là nông dân, cán bộ nông nghiệp và người tiêu dùng, thực hiện từ tháng 7 - 10/2020 bằng phương pháp phỏng vấn có câu hỏi và các phương án trả lời để lựa chọn.

Theo ông Nguyễn Xuân Hồng, cố vấn của dự án, kết quả khảo sát cho thấy, các vấn đề được nông dân quan tâm theo thứ tự là sức khỏe, môi trường và tài chính. Trong canh tác lúa, các vấn đề kỹ thuật được nông dân quan tâm nhất theo thứ tự là giống, cách cấy, bón phân, làm cỏ, quản lý dịch hại và thu hoạch.

Đa số các nông dân cho rằng, khó thực hiện nhất khi canh tác theo phương pháp canh tác lúa SRI là cấy 1 dảnh, cấy mạ non, sau đó là làm cỏ bằng máy, điều tiết nước ướt khô xen kẽ...

Mặc dù vậy, khảo sát cũng cho thấy triển vọng lớn về việc áp dụng rộng rãi phương pháp canh tác lúa SRI. Cụ thể, hơn 80% nông dân tham gia khải sát có ý định áp dụng các biện pháp canh tác thân thiện với môi trường. Có tới 92,4% nông dân thấy cần thiết áp dụng phương pháp SRI vào canh tác lúa.

Ngoài ra, trên 85% cán bộ khuyến nông khẳng định hầu hết nông dân quan tâm đến SRI và trên 83% nông dân rất muốn được học tập, đào tạo về SRI. Thậm chí, có đến 75% nông dân tham gia khảo sát khẳng định tự tin có khả năng áp dụng SRI vào canh tác lúa.

Xem thêm
Để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, cần chấn chỉnh công tác thú y tuyến huyện, xã

Theo ông Phan Quang Minh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thú y, để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, các địa phương cần chấn chỉnh công tác thú y tuyến huyện, xã.

Kinh phí cho nghiên cứu thú y còn ‘nhỏ giọt’

Cần tăng cường kinh phí đầu tư cho nghiên cứu thú y, nhằm thể hiện rõ quan điểm ‘phòng bệnh hơn chữa bệnh’ trong công tác bảo vệ đàn vật nuôi.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất