| Hotline: 0983.970.780

Triều cường đột biến từ yếu tố nào?

Thứ Sáu 12/10/2018 , 14:15 (GMT+7)

Trong những ngày qua, ở các tỉnh, thành phố ven sông Cửu Long và đặc biệt tại TP Cần Thơ nước dâng ngập lụt nhiều nơi. 

Ghi nhận đánh giá từ các cơ quan chuyên môn đây là đợt triều cường lịch sử. PV báo NNVN đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Biến đổi khí hậu - Trường Đại học Cần Thơ.

14-42-54_pgs_ts_le_nh_tun_pho_vien_truong_vien_nghien_cuu_bdkh_dbscl_-_truong_dh_cn_tho_-_nh_hd
PGS.TS Lê Anh Tuấn

Mực nước tại Cần Thơ theo con nước triều đầu tháng 9 âm lịch năm nay đang chịu cùng lúc với tác động từ thượng nguồn đổ về. Theo ông hiện tượng này từ tác động kép hay còn có nguyên nhân nào khác?

Sài Gòn và TP Cần Thơ nằm bên dòng sông Hậu có điểm giống nhau là cùng chịu tác động của đợt triều cường tháng 9 âm lịch nhưng Cần Thơ năm nay bị ngập úng nặng do thời điểm này đỉnh lũ trên sông Mekong đổ về đến thành phố Cần Thơ trùng với đợt triều cường. Hơn nữa trong mấy ngày trước đó, ở khu vực có nhiều trận mưa lớn làm các vùng trũng nước đổ về tích đầy. Mấy năm nay lũ về đồng bằng nhưng nhiều vùng trũng đã bị làm đê bao nên thiếu không gian trữ nên các vùng ngoài đê bị ngập nặng hơn. Lún sụt đồng bằng cũng làm cho ngập úng nặng nề thêm ngoài vấn đề nước biển dâng.

Trong khi các cửa sông Cửu Long đang mở song hành cùng hệ thống kênh xả lũ biển Tây, vì sao nước dồn vùng hạ lưu nhiều và dâng cao tới mức lịch sử?

Dù hệ thống xả lũ ra biển Tây được mở nhưng khả năng thoát không cao vì biển Tây cũng đang giai đoạn triều cường. Nước dâng cao lịch sử do nhiều yếu tố: Lũ cao + triều cường + mưa lớn + nước biển dâng + lún sụt + nhiều đê bao ngăn lũ về chỗ trũng.

Từ lâu người dân miền Tây quen gọi mùa nước nổi, nước lên và sau này gọi là lũ. Nay tác động triều cường mạnh lên, hệ lụy diễn tiến trầm trọng hơn, vì sao vậy?

Hiện nay mùa nước nổi đã biến thành mùa lũ do không gian trữ lớn ở ĐBSCL như Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười đã bị thu hẹp rất nhiều (do một số vùng đê bao ngăn nước vào để bảo vệ vùng sản xuất, mùa màng). Lũ gây trở ngại cho sản xuất và ít nhiều hoạt động trong sinh hoạt và đời sống của người dân nhưng đồng thời cũng là đặc điểm tự nhiên như một phần hệ sinh thái và kiến tạo đồng bằng.

14-42-54_trieu_cuong_lm_ngp_ql_1_don_tu_thi_x_ng_by_hu_ging_qu_huyen_ke_sch_soc_trng
Triều cường làm ngập QL 1A đoạn từ Thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) qua huyện Kế Sách (Sóc Trăng)

Như vậy hiện tượng triều cường như một trong các tác động chính liệu sẽ trở thành định kỳ đến hẹn…nước lên? Bằng cách nào khắc phục, giảm thiểu tác hại?

Trong mấy năm gần đây vào mùa lũ và triều cường thường gây ngập úng một số đô thị trong vùng. Trong tương lai hiện tượng này có thể tái diễn, nhặt kỳ và tác động mạnh hơn nếu không các giải pháp khắc phục. Tuy nhiên việc khắc phục lũ bằng giải pháp công trình cần phải cân nhắc vì có những vấn đề trả giá theo lợi – hại 2 mặt. Nói chung cần hết sức thận trọng, nên chọn giải pháp phi công trình trước, chuyển đổi sản xuất phù hợp, sau đó mới nghĩ đến công trình nhỏ trước khi quyết định đầu tư công trình lớn hơn.

Theo tôi cần có những tính toán phân tích nhiều mặt và phải có quy hoạch tích hợp mới có những đánh giá đầy đủ với sự góp ý của những chuyên gia nhiều ngành (như: kinh tế, môi trường, xã hội) chứ không chỉ riêng chuyên gia thủy lợi.

Xin cám ơn ông!

Xem thêm
Gần 3 tháng sau bão số 3, chăn nuôi Quảng Ninh khôi phục tốt

3 tháng sau bão số 3, chăn nuôi của Quảng Ninh, nhất là đàn gia cầm tăng mạnh, cơ bản khôi phục sản xuất so với trước bão.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Tạo cú hích cho Đề án 1 triệu ha lúa trong vụ đông xuân 2024-2025

Vụ đông xuân 2024 - 2025, nhiều giải pháp, mô hình đồng bộ sẽ được triển khai phục vụ Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao tại ĐBSCL.