| Hotline: 0983.970.780

Triều cường nhấn chìm nhiều tuyến phố, nông nghiệp thiệt hại nặng

Thứ Hai 19/10/2020 , 18:57 (GMT+7)

Tại ĐBSCL, mưa lớn kết hợp với triều cường đã nhấn chìm nhiều tuyến phố, sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống dân sinh.

Cần Thơ chìm trong “biển nước”

Thành phố Cần Thơ, đô thị trung tâm của ĐBSCL, những ngày qua liên tục hứng chịu những trận mưa lớn, kết hợp với triều cường biến hầu hết các tuyến đường thành sông. Đi lại hết sức khó khăn, xe cộ rồng rắn nối đuôi nhau mò mẫm trong nước. Nước tràn cả vào nhà, công sở, gây đảo lộn sinh hoạt, cản trở việc học tập, làm ăn, buôn bán.

Thành phố Cần Thơ, đô thị trung tâm của ĐBSCL, những ngày qua liên tục hứng chịu những trận mưa lớn, kết hợp với triều cường biến hầu hết các tuyến đường thành sông. Ảnh: Hoàng Vũ.

Thành phố Cần Thơ, đô thị trung tâm của ĐBSCL, những ngày qua liên tục hứng chịu những trận mưa lớn, kết hợp với triều cường biến hầu hết các tuyến đường thành sông. Ảnh: Hoàng Vũ.

Đặc biệt đợt chiều cường lần này, một ngày xuất hiện 2 đợt vào sáng sớm và chiều tối. Làm nhiều tuyến đường trong nội ô quận Ninh Kiều, trung tâm TP Cần Thơ ngập sâu. Trong đó, nhiều tuyến đường cặp sông Hậu như: Cách Mạng Tháng Tám, Trần Việt Châu, Huỳnh Cương, Trần Văn Hoài, Lý Tự Trọng và Nguyễn Văn Cừ ngập rất sâu. Ngay cả những khu dân cư mới thành lập gần đây, như: An Khánh, Khu dân cư Hàng Bàn, Khu dân cư 148… các tuyến đường cũng bị ngập khá nghiêm trọng.

Ngay cả những khu dân cư mới thành lập gần đây, như: An Khánh, Khu dân cư Hàng Bàn, Khu dân cư 148… các tuyến đường cũng bị ngập khá nghiêm trọng. Ảnh: Hoàng Vũ.

Ngay cả những khu dân cư mới thành lập gần đây, như: An Khánh, Khu dân cư Hàng Bàn, Khu dân cư 148… các tuyến đường cũng bị ngập khá nghiêm trọng. Ảnh: Hoàng Vũ.

Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) TP Cần Thơ, mực nước đỉnh triều trên các sông, rạch tại TP Cần Thơ đang lên nhanh và ở mức cao trong kỳ triều cường đầu tháng 9 âm lịch. Dự báo, mực nước đỉnh triều trên các sông rạch ở TP Cần Thơ sẽ tiếp tục lên cao trong 3 ngày tới và đạt đỉnh trong các ngày 18 đến 20/10 (mùng 2 đến mùng 4 tháng 9 âm lịch), với đỉnh triều cao nhất trên sông Hậu từ 2,1m đến 2,15m (cao hơn mức báo động III là 0,1m đến 0,15m). Thời gian xuất hiện mực nước đỉnh triều vào lúc sáng sớm từ 6 giờ đến 8 giờ và chiều tối từ 18 giờ đến 20 giờ. Mức độ rủi ro thiên tai do triều cường có khả năng đạt cấp độ 3. Các quận nội ô, vùng trũng thấp tiếp tục bị ngập sâu trong nước…

Đây là đợt triều cường lớn trong năm làm ngập hầu hết các tuyến đường ở TP Cần Thơ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đây là đợt triều cường lớn trong năm làm ngập hầu hết các tuyến đường ở TP Cần Thơ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đây là đợt triều cường lớn trong năm, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN TP Cần Thơ yêu cầu các quận, huyện chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, vật tư, trang thiết bị, phương tiện ứng cứu đối với khu vực ngập sâu, có nguy cơ vỡ đê bao. Đồng thời kiểm tra, xử lý, gia cố đê bao xung yếu, có nguy cơ ngập, sạt lở do triều cường. Tăng cường công tác tiếp nhận thông tin và dự báo đến nông dân những diễn biến của tình hình khí tượng, thủy văn ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Tăng cường công tác chống ngập úng đô thị, quản lý tốt hoạt động đóng, mở van ngăn triều để hạn chế ngập lụt, thiệt hại do thiên tai, triều cường gây ra.

Nông nghiệp thiệt hại nặng

Cà Mau là tỉnh có hai mặt tiếp giáp với cả biển Đông và biển Tây. Mưa bão kết hợp triều cường đã làm cho tỉnh này bị thiệt hại khá nặng. Đến nay, đã có có 5/9 huyện, thành phố của Cà Mau bị thiệt hại, gồm các huyện: Trần Văn Thời, Đầm Dơi, Phú Tân, U Minh và TP Cà Mau.

Trong đó, mưa lớn kèm theo giông lốc làm ngập, đổ, ngã hơn 17.870 ha lúa và hơn 133 ha rau màu ở Cà Mau. Ảnh: Trọng Linh.

Trong đó, mưa lớn kèm theo giông lốc làm ngập, đổ, ngã hơn 17.870 ha lúa và hơn 133 ha rau màu ở Cà Mau. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Nguyễn Long Hoai, Chánh văn phòng Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Cà Mau cho biết: Những ngày qua, liên tiếp của các cơn bão số 6, số 7 đã gây ảnh hưởng đế địa bàn tỉnh Cà Mau. Mưa giông, kết hợp với triều cường đã làm sập nhà, gây ngập úng một số nơi, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống của người dân trong tỉnh.

Trong đó, mưa lớn kèm theo giông lốc làm ngập, đổ ngã hơn 17.870 ha lúa và hơn 133 ha rau màu. Ngoài ra, giông lốc cũng đã làm sập 4 căn nhà và 2 căn bị tốc mái.

Cụ thể, thiệt hại nhiều nhất là huyện Trần Văn Thời, với tổng diện tích lúa hè thu bị ngập, hơn 14.285 ha và hơn 26 ha rau màu (xã Khánh Lộc)... Đồng thời, sập hoàn toàn 2 căn nhà trên địa bàn thị trấn Sông Đốc.

Tại huyện U Minh, tổng diện tích lúa bị ngập, đổ ngã là hơn 3.243 ha, trong đó thiệt hại hoàn toàn là hơn 98 ha. Ngoài ra, có hơn 105 ha ra màu bị ngập, trong đó thiệt hại hoàn toàn là hơn 84 ha. Bên cạnh đó, do lượng mưa kéo dài gây ngập 120 km các tuyến đường bê tông trên địa bàn huyện và gây sạt lở 15 đai rừng bờ bắc cửa Khánh Hội, sụp lún một số đoạn kè bản nhựa vàm Khánh Hội, ảnh hưởng đến sinh kế của người dân trong khu vực.

Ban Chỉ huy Quân sự Cà Mau đã huy động lực lượng thường trực kết hợp với khoảng 200 lực lượng dân quân tự vệ xuống giúp dân thu hoạch lúa. Ảnh: Trong Linh.

Ban Chỉ huy Quân sự Cà Mau đã huy động lực lượng thường trực kết hợp với khoảng 200 lực lượng dân quân tự vệ xuống giúp dân thu hoạch lúa. Ảnh: Trong Linh.

Mưa lớn kéo dài kết hợp với triều cường đã gây ngập cục bộ một số tuyến đường nội ô TP Cà Mau. UBND TP Cà Mau cũng đã chỉ đạo Phòng Quản lý đô thị kiểm tra, khai thông cống thoát nước, khắc phục ngập úng, đồng thời gắn biển báo một số tuyến đường ngập sâu.

Theo ông Hoai, để giảm nhẹ thiệt hại, tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị vận hành mở cống xả nước ra hết công suất, vận động người dân cùng bơm nước, đắp bờ kiên cố. Ngoài ra, tỉnh đã huy động các đơn vị: Dân quân tự vệ, bộ đội biên phòng, đoàn thanh niên… hỗ trợ người dân thu hoạch lúa, đồng thời tập hợp các máy gặt đập liên hợp, kết hợp cắt lúa bằng tay, nhằm giảm thiệt hại cho người dân.

Thiếu tá Dương Văn Me, Chính trị viên Ban Chỉ huy Quân sự huyện Trần Văn Thời, cho biết: Ban Chỉ huy Quân sự huyện đã huy động 20 lực lượng thường trực kết hợp với khoảng 200 lực lượng dân quân tự vệ xuống giúp dân thu hoạch lúa. Ngoài ra, các xã khác cũng đã huy động khoảng 500 lực lượng dân quân tự vệ giúp đỡ cho bà con.

Tại tỉnh Kiên Giang, dù không bị ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới nhưng do ảnh hưởng bởi rìa phía nam hoàn lưu vùng áp thấp nhiệt đới từ cơn bão số 6, số 7, kết hợp với gió Tây nam hoạt động mạnh trong khu vực, nên hầu hết các địa phương trên địa bàn đều xảy ra mưa lớn, kèm theo dông, lốc, sóng to, gió lớn, kết hợp với triều cường dâng cao, gây thiệt hại về tài sản.

Toàn tỉnh Kiên Giang ghi nhận có gần 9 ngàn ha lúa bị thiệt hại, thuộc các huyện U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, Kiên Lương và An Biên. Ảnh: Trung Chánh.

Toàn tỉnh Kiên Giang ghi nhận có gần 9 ngàn ha lúa bị thiệt hại, thuộc các huyện U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, Kiên Lương và An Biên. Ảnh: Trung Chánh.

Sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng khá nặng. Toàn tỉnh Kiên Giang ghi nhận có gần 9 ngàn ha lúa bị thiệt hại, thuộc các huyện U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, Kiên Lương và An Biên. Trong đó, nặng nhất là huyện U Minh Thượng với hơn 7.600 ha, gồm lúa hè thu đang trong giai đoạn thu hoạch và lúa vụ mùa và đông xuân mới gieo sạ. Ngoài ra, tại huyện này còn có 2.300 ha rau, màu bị thiệt hại do ngập nước, trong đó có khoảng 1.420 ha trồng gừng, cần phải thu hoạch gấp để tránh bị thối củ.

Về nuôi trồng thủy sản có khoảng 1.500 ha do nước dâng cao gây ngập bờ vuông, nuôi chủ yếu là nuôi tôm nước lợ và cá nước ngọt, gây thất thoát ra ngoài.

Mưa to, sóng lớn tiếp tục gây sạt lở đê biển Tây trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, với chiều dài sạt lở bờ biển là 2.420 m. Trong đó, tại huyện An Minh tiếp tục sạt lở ở 14 đoạn đê biển (đê quốc phòng) đoạn từ Tiểu Dừa đến Vàm Kim Quy, với tổng chiều dài 720 m. Đoạn Cây Gõ vỡ 2 đoạn, chiều dài hơn 120 m. Tại huyện Phú Quốc, sạt lở bờ biển 2 đoạn khoảng 1.700 m, trên địa bàn khu phố 6 và khu phố 9, thuộc thị trấn Dương Đông.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Thanh Nhàn (bên trái) cùng các sở, ngành cấp tỉnh đi kiểm tra công tác phòng chống thiên tai và tình hình sản xuất trên địa bàn huyện An Minh để chỉ đạo các giải pháp khắc phục hậu quả. Ảnh: Trung Chánh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Thanh Nhàn (bên trái) cùng các sở, ngành cấp tỉnh đi kiểm tra công tác phòng chống thiên tai và tình hình sản xuất trên địa bàn huyện An Minh để chỉ đạo các giải pháp khắc phục hậu quả. Ảnh: Trung Chánh.

Theo Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và Phòng thủ dân sự tỉnh Kiên Giang, toàn tỉnh có khoảng 6.400 căn nhà bị sập và ngập nước, gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt, chủ yếu ở các huyện U Minh Thượng, An Biên, Vĩnh Thuận và huyện đảo Phú Quốc. Lộ giao thông nông thôn có khoảng 75 km đường trên địa bàn huyện U Minh Thượng bị ngập nước, gây khó khăn cho việc đi lại. Về trường học, có 115 điểm trường bị ngập nước, thuộc địa bàn các huyện An Minh, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng và Giồng Riềng. Hiện tại, phòng GD-ĐT các huyện đã cho học sinh trong khu vực bị ảnh hưởng tạm nghỉ học để đảm bảo an toàn.

  • Tags:
Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Xúc tiến, quảng bá, kết nối du lịch Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long từ lâu đã nổi tiếng là vùng đất bình yên của những người dân chất phác, thân thiện với phong cảnh thiên nhiên hữu tình, thơ mộng.

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.