| Hotline: 0983.970.780

Trồng bắp lấy cây, hướng đi mới

Thứ Sáu 11/08/2017 , 08:15 (GMT+7)

Với nông dân tỉnh Đồng Nai, trồng bắp không có gì mới, vì đây đã là một nghề gắn liền với đời sống của họ hàng chục năm nay.

Thế nhưng trong những năm gần đây cùng với xu thế toàn cầu hóa, bắp của họ cũng chẳng đứng ngoài vòng xoáy cạnh tranh bởi bắp hạt nhập khẩu từ Mỹ, Brazil, Argentina. Với giá thành nhập khẩu xuống thấp khiến bà con trồng bắp chẳng còn lời được như trước nên nhiều nơi đã tính bỏ vụ hay nghỉ trồng.

Đúng vào đợt thu hoạch bắp vụ hè thu năm nay, chúng tôi tìm đến một số huyện của tỉnh Đồng Nai để tìm hiểu thực tế canh tác bắp của bà con nơi đây. Xem ra một hướng đi đã dần được định hình và bước đầu mở ra triển vọng mới cho cây bắp với người nông dân.

Đến thăm gia đình ông Trần Đình Phương ở ấp 6, xã Xuân Tây, một trong những hộ trồng bắp đạt năng suất cao nhất nhì ở xã trong nhiều năm liền. Ông Phương cho biết, gia đình ông có 1ha trồng bắp. Trước đây, ông chỉ trồng bắp lấy hạt nhưng qua tìm hiểu, nhận thấy trồng bắp lấy cây cho thu nhập cao hơn, nên vài năm qua, phần lớn diện tích ông dành để trồng bắp lấy cây.

Ông Trần Đình Phương bên ruộng bắp trồng bằng giống NK 7328

Ông Phương kể, cũng chẳng phải tự nhiên mà ông có được ngày hôm nay. Trong những năm qua ông đã thử nhiều loại giống khác nhau, có vụ đến lúc thu hoạch, lá bắp cằn cỗi, vàng úa, thương lái đến cứ lắc đầu ngao ngán rồi bỏ đi mua nơi khác. Lại có những vụ thu hoạch, cây bắp yếu ớt, cho sinh khối thấp nên lời lãi chẳng được là bao. Đó là những vụ bắp khiến ông mất ăn, mất ngủ, người cứ ngẩn ngơ vì tiếc công sức chăm bón nhọc nhằn bao nhiêu tiền của đầu tư cũng héo hon cùng cây bắp.

Trăn trở mãi, sau nhiều lần thử nghiệm và được sự hướng dẫn tập huấn kỹ thuật của các cán bộ kỹ thuật công ty, ông Phương đã tìm được giống bắp ưng ý. Đó là giống NK 7328 của Công ty Syngenta Việt Nam với khả năng cho sinh khối lớn, khi thu hoạch lá còn xanh tốt, trồng được với mật độ dày nên năng suất cao.

Ông Phương nói đùa với chúng tôi rằng nhiều hộ trong vùng cũng tỏ ra "ghen tị" khi thấy ruộng bắp của gia đình ông luôn xanh tốt hơn so với các hộ khác, thương lái ưa chuộng và thường ưu tiên lựa chọn mua cây bắp của ông.

Khi được hỏi bí quyết, ông Phương không ngần ngại chia sẻ kinh nghiệm chọn giống, bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng thời điểm: "Khi thử nghiệm giống mới, chính tôi cũng không ngờ là ruộng của mình đạt năng suất vượt cả mong đợi. Trước đó, tôi vẫn tiến hành các quy trình chăm sóc bắp giống như vậy mà năng suất thấp hơn nhiều. Sau vụ đó, tôi mới nhận ra "bí quyết" nằm ở giống bắp của Syngenta".

Ngoài ra, một “bí quyết” khác mà ông Phương có được qua các vụ trồng bắp là sử dụng sản phẩm thuốc trừ bệnh Amistar Top của Công ty Syngenta Việt Nam. Ngoài việc phòng trừ được nhiều loại bệnh quan trọng trên cây bắp như đốm lá lớn, rỉ sắt…, Amistar Top còn giúp cây khỏe, tạo tiền đề cho việc tăng sinh khối lúc thu hoạch.
 

Chọn giống bắp gửi... niềm tin

"Các kỹ sư nông nghiệp của Syngenta luôn đồng hành cùng bà con trên đồng ruộng, giúp bà con canh tác khoa học và đạt năng suất cao, đặc biệt trong bối cảnh khí hậu biến đổi khó lường như hiện nay", ông Đặng Văn Bảo, Giám đốc thương mại khu vực miền Nam, Công ty Syngenta Việt Nam, khẳng định.

Đến xã Lăng Minh, huyện Xuân Lộc, chúng tôi cũng gặp một "lão làng" trồng bắp giống ông Phương, đó là ông Lê Văn Long ở ấp Đông Minh, với gần 30 năm gắn bó với cây bắp.

Ông Long kể: “Trước đây mỗi khi đến vụ thu hoạch, chúng tôi vất vả lắm. Vừa thu hoạch trái vừa phóng hạt ra phơi, rồi lại làm đất chuẩn bị vụ sau. Mà đường sá, phương tiện làm gì thuận lợi được như bây giờ. Nhất là những năm gần đây giá bắp nhập khẩu xuống thấp nên thương lái cứ ép giá, bán hạt chẳng lãi như xưa. Giờ với bắp lấy cây thì thương lái đến tận nhà cắt cây mang về, mình đỡ hẳn chẳng lo ép giá hay thiếu nhân công đúng vụ thu hoạch nữa".

Vừa nói, ông vừa chỉ tay ra ruộng bắp lá vẫn còn xanh mướt, và bảo: "Nhà tôi có 8 sào trồng bắp thì cả 8 sào tôi đều chọn giống NK 7328 của Syngenta. Đấy, đến vụ thu hoạch rồi mà lá vẫn còn xanh. Tính trung bình trồng bắp lấy cây lãi hơn trồng bắp lấy hạt khoảng hơn 10 triệu đồng/ha".

Nói đoạn, ông Long chỉ cho chúng tôi đường đến đại lý vật tư nông nghiệp Sáng Yến tại xã Lăng Minh, địa chỉ thân thuộc của bà con trong xã. Biết chúng tôi có ý định tìm hiểu về các loại bắp, ông Sển A Sáng, chủ đại lý, hồ hởi tư vấn.

Khi thu hoạch, lá bắp NK 7328 vẫn còn xanh mướt

Dường như, "bệnh nghề nghiệp" biến ông thành một chuyên gia nông nghiệp. "Bà con đến mua giống bắp ở đại lý nhà tôi thường hỏi giống NK 7328 vì lấy hạt hay lấy cây đều tốt. Cây cao, xanh tốt, trái bắp to...", ông Sáng chia sẻ.

Vừa qua, Syngenta cũng mới đưa ra thị trường giống bắp mới NK 6410, giống ngô này có khả năng đóng trái thấp, giúp giảm tối đa việc cây đổ ngã, năng suất cao và ổn định tới 8,2 tấn/ha. Nhờ bộ lá thoáng, NK 6410 có thể được trồng với mật độ cực cao lên đến 80.000 cây/ha, đồng thời, thời gian sinh trưởng ở mức trung ngày chỉ 95 - 100 ngày nên bà con có thể thu hoạch sớm.

Chợt nhận ra mình nói khá dài, ông Sáng cười thanh minh: "Hơn 20 năm gắn bó với nghề bán vật tư nông nghiệp cũng là hơn 20 năm tôi gắn bó với các sản phẩm của Syngenta. Cũng nhờ đó, tôi có được nhiều khách hàng thân quen, mà bán cho người quen, tôi luôn tư vấn nhiệt tình. Nhiều khi thói quen ấy đã ăn vào máu".

Chia sẻ với chúng tôi, ông Đặng Văn Bảo, Giám đốc thương mại khu vực miền Nam, Công ty Syngenta Việt Nam cho biết, các giống bắp NK 7328, NK 6639, NK 6410… khi được triển khai ra thị trường đã được đông đảo bà con nông dân đánh giá rất cao bởi năng suất, khả năng chống chịu sâu bệnh và phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương. Tuy nhiên, ngoài việc chọn giống tốt, để phát huy năng suất tối ưu của giống, bà con cũng cần bón phân hợp lý và khoa học, tưới tiêu và chăm sóc phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của bắp.

Cũng theo ông Sển A Sáng, ngoài NK 7328, giống NK 6639 và NK 6410 cũng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương. Giống ngô NK 6639 thích hợp với địa hình đất dốc, năng suất trung bình có thể đạt tới 8,5 tấn/ha. Cây có khả năng chống đổ ngã tốt, khi thu hoạch cho ngô to, hạt dạng đá có màu vàng cam đẹp mắt. Hơn thế nữa cây có khả năng chống chịu bệnh gỉ sắt, đốm lá lớn, đốm lá nhỏ tốt và có thể trồng được với mật độ cao từ 71.000 - 75.000 cây/ha, dày hơn 30% so với các giống thường chỉ khoảng 57.000 cây/ha.

 

Xem thêm
Gần 160 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP trong khoảng 5 năm qua

Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên xác định các trang trại, cơ sở chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là nền tảng để địa phương xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.