| Hotline: 0983.970.780

Trồng cây phân tán, tốn kém ít- lợi ích nhiều

Thứ Năm 31/05/2012 , 09:55 (GMT+7)

Việc trồng cây phân tán nhất là trên các tuyến đê bao vượt lũ, tạo các đai rừng chắn sóng, hạn chế xói lở đang là vấn đề rất bức xúc hiện nay.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng cho rằng, trồng cây là việc làm tốn kém ít mà lợi ích nhiều. Ngoài tác dụng góp phần bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan xanh-sạch-đẹp... còn cung cấp cây gỗ giúp bà con cải thiện thu nhập. Đặc biệt càng có ý nghĩa hơn trước tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu đang ngày càng diễn biến phức tạp.

Ông Nưng cho biết, An Giang là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long nên hàng năm thường bị ảnh hưởng lũ lụt, nhất là những năm lũ lớn gây thiệt hại đáng kể đến tính mạng, tài sản của nhân dân; đặc biệt ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình SX nông nghiệp. Trong khi đó, SX nông nghiệp đang là nền tảng chủ yếu trong việc phát triển KT-XH của tỉnh.

Vì vậy, việc trồng cây phân tán nhất là trên các tuyến đê bao vượt lũ, tạo các đai rừng chắn sóng, hạn chế xói lở đang là vấn đề rất bức xúc hiện nay. Từ thực tế đợt lũ lớn năm 2011 càng khẳng định hơn nữa hiệu quả và sự cần thiết của việc trồng cây phân tán trên các tuyến đê bao vùng SX 3 vụ. Bởi nó vừa có tác dụng phòng chống sạt lở, vừa có khả năng cung cấp gỗ tại chỗ phục vụ kịp thời cho công tác bảo vệ đê bao.

Theo Sở NN-PTNT An Giang, trong thời gian ứng phó với lũ, hàng triệu cây bạch đàn, cây tràm… đã được chính quyền và nhân dân huy động để phục vụ cho việc gia cố bờ đê, cống, đập ngay khi có sự cố rò rỉ, sạt lở… Từ đó mang lại hiệu quả cao cho công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn.

Đáng chú ý, vụ thu đông đã chính thức trở thành vụ SX chính trong năm. Do đó, đi đôi với SX cần có các giải pháp bảo vệ. Chính vì vậy, từ tháng 2/2012, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch số 08 về triển khai trồng cây phân tán bảo vệ đê bao vùng SX 3 vụ với mục đích hạn chế sạt lở, bảo vệ đê bao 3 vụ; tạo nguồn cây gỗ để phục vụ kịp thời khi có sự cố sạt lở đê.

Đồng thời, góp phần nâng cao tỷ lệ che phủ rừng và cây xanh phân tán, tạo cảnh quan, bóng mát, phòng hộ môi trường góp phần giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Trong đó, tập trung trồng 4,3 triệu cây phân tán trên các vùng đê bao đã ổn định của 109 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh, với tổng kinh phí thực hiện từ 4,4-5 tỷ đồng. Cây trồng khi đến tuổi khai thác, tùy theo điều kiện của từng địa phương, cấp huyện có chính sách hưởng lợi cây trồng cụ thể, phù hợp.

Sở NN-PTNT An Giang đã chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm lập kế hoạch và tổ chức gieo ươm cây giống theo số lượng, loài cây, địa điểm, thời gian nhận cây theo đúng tiến độ. Theo lịch đăng ký của các huyện từ ngày 17/4-13/7/2012, Chi cục Kiểm lâm đã SX đủ số lượng cấy giống trồng trong vụ 1 là 3 triệu cây và có khả năng cung cấp theo lịch đăng ký của các địa phương. Hiện đã xuất vườn giao một số huyện trồng trước hơn 100.000 cây các loại.

UBND tỉnh chỉ đạo các huyện, thị tiến hành xây dựng và triển khai kế hoạch trồng cây chi tiết, chặt chẽ để chủ động điều hành có hiệu quả. Tổ chức trồng chăm sóc, bảo vệ cây sống tốt đạt tỷ lệ 85% trở lên và bố trí lực lượng thường xuyên kiểm tra, giám sát, hướng dẫn trồng cây đúng kỹ thuật quy định.

Ông Lê Văn Nưng khẳng định, việc trồng cây bảo vệ đê bao vùng SX 3 vụ là chủ trương đúng đắn. Do đó phải kiên quyết thực hiện trên tinh thần không cầu toàn, vướng mắc đến đâu xử lý đến đó, tạo thành phong trào hưởng ứng “nhà nhà trồng cây, người người trồng cây". Đồng thời, đưa việc này vào tiêu chí thi đua giữa các huyện, thị trong tỉnh.

Xem thêm
Xu thế chăn nuôi xanh: [Bài 1] Ứng dụng hiệu quả chế phẩm sinh học

TÂY NINH Nuôi gà bằng chế phẩm sinh học đang được Tây Ninh ứng dụng rộng rãi, là một trong những giải pháp phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, bền vững, bảo vệ môi trường.

Chạy đua tiêm phòng vacxin đợt 1 cho đàn vật nuôi

HÀ TĨNH Để đảm bảo kết thúc tiêm phòng cho đàn vật nuôi xong trước ngày 30/5, tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương chỉ đạo lực lượng chuyên môn đẩy nhanh tiến độ tiêm.

Cảnh giác sâu bệnh hại lúa giai đoạn trước, trong và sau trỗ

QUẢNG TRỊ Hiện đang là giai đoạn thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh hại như đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, bạc lá, sâu cuốn lá nhỏ, chuột... phát sinh, gây hại.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Giống dừa xiêm xanh Tam Quan, lựa chọn số 1 cho vùng Nam Trung bộ

Dừa xiêm xanh Tam Quan được các nhà khoa học của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ bình tuyển là giống dừa uống nước ngon nhất Nam Trung bộ…

Hơn 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng chết khô, người dân ngồi trên đống lửa

THANH HÓA Theo thống kê ban đầu, hiện toàn huyện Quan Sơn đã có trên 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng bị chết khô (khuy sinh học).

Bình luận mới nhất