| Hotline: 0983.970.780

Trồng dưa Kim Hồng Ngọc, tạo thu nhập ổn định cho phụ nữ nông thôn

Thứ Bảy 15/06/2024 , 07:36 (GMT+7)

HẬU GIANG Giống dưa mới Kim Hồng Ngọc đang tạo ra bước đột phá trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập, tạo việc làm ổn định cho phụ nữ nông thôn.

Trồng dưa Kim Hồng Ngọc trên đất lúa là dự án khởi nghiệp của chị Trần Thị Liễu ở xã Long Phú, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang tại cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp năm 2024 do Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh tổ chức.

Dự án được triển khai thực hiện từ tháng 4/2022 – 4/2024 với mong muốn giúp nhiều nông hộ chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng rau màu, tăng thêm thu nhập.

Kim Hồng Ngọc là giống dưa mới ở tỉnh Hậu Giang. Xét về hiệu quả kinh tế, trồng dưa Kim Hồng Ngọc đầu ra ổn định, giá bán cao hơn nhiều so với các loại dưa khác. Đặc biệt, bình quân 1 năm, gia đình bà Liễu có thể canh tác 2 – 3 vụ dưa, do đó thời gian thu hồi vốn rất nhanh.

Mô hình trồng dưa Kim Hồng Ngọc ở ấp Long Hòa 2, xã Long Phú, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang đang mang lại thu nhập ổn định cho nhiều phụ nữ nông thôn. Ảnh: Kim Anh.

Mô hình trồng dưa Kim Hồng Ngọc ở ấp Long Hòa 2, xã Long Phú, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang đang mang lại thu nhập ổn định cho nhiều phụ nữ nông thôn. Ảnh: Kim Anh.

Theo kết quả ghi nhận, mỗi ha trồng dưa Kim Hồng Ngọc cho năng suất khoảng 20 tấn, giá bán 14.000 đồng/kg. Nếu tiêu thụ lẻ tại các chợ vào dịp cuối năm, giá có thể lên tới 50.000 đồng/kg.

Từ sau khi chuyển đổi 7ha đất lúa sang trồng giống dưa này, ngay vụ thu hoạch đầu tiên, chị Liễu đã thu lợi nhuận 380 triệu đồng. Ngoài ra, mô hình cũng góp phần tạo thu nhập cho khoảng 10 – 15 lao động nhàn rỗi ở địa phương với mức thu nhập bình quân từ 200.000 – 250.000 đồng/ngày.

Ưu điểm của dưa Kim Hồng Ngọc là hình dáng và màu sắc đẹp, giòn và ngọt. Nhờ canh tác theo phương pháp hữu cơ, dưa có thể bảo quản lâu nên rất được người tiêu dùng ưa chuộng, nhất là vào dịp Tết.

Nhờ nhạy bén tìm đầu ra cho sản phẩm, mỗi vụ thu hoạch, chị Liễu tiến hành phân loại dưa rồi đầu tư phương tiện vận chuyển lên thẳng chợ đầu mối Thủ Đức (TP.HCM) và một số chợ lân cận để tiêu thụ.

Từ hiệu quả kinh tế mang lại, chị Liễu đã mạnh dạn đầu tư, mở rộng 2ha đất trồng dưa Kim Hồng Ngọc. Đồng thời, chị liên kết thêm với nhiều hộ nông dân, nhất là hội viên phụ nữ cùng nhau chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả để tạo nguồn sản phẩm lớn, ổn định cung cấp cho thị trường.

Thời gian tới, chị Liễu mong muốn nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang để nâng cao giá trị sản phẩm dưa Kim Hồng Ngọc. Tiến tới phát triển thị trường, xây dựng sản phẩm đạt chuẩn OCOP.

Xem thêm
Để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, cần chấn chỉnh công tác thú y tuyến huyện, xã

Theo ông Phan Quang Minh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thú y, để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, các địa phương cần chấn chỉnh công tác thú y tuyến huyện, xã.

Kinh phí cho nghiên cứu thú y còn ‘nhỏ giọt’

Cần tăng cường kinh phí đầu tư cho nghiên cứu thú y, nhằm thể hiện rõ quan điểm ‘phòng bệnh hơn chữa bệnh’ trong công tác bảo vệ đàn vật nuôi.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất