| Hotline: 0983.970.780

Trồng dưa lưới công nghệ cao giữa lòng thành phố

Thứ Sáu 09/02/2018 , 06:30 (GMT+7)

Được sự hỗ trợ của Viện KHKT nông nghiệp miền Nam, ông Nguyễn Văn Kết ở phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, Cần Thơ trồng thành công giống dưa lưới nhập từ Hà Lan. 

16-50-55_1
Mô hình trồng dưa lưới của ông Nguyễn Văn Kết

Với diện tích 1.000m2 nhà lưới và 2.200 gốc, sau 90 ngày, dưa lưới tại vườn của ông Kết đã cho thu hoạch đúng vào dịp tết Mậu Tuất này. Sản phẩm được một đơn vị phối hợp bao tiêu hết với giá 50.000 đồng/kg.

Theo ông Kết, trồng trong nhà lưới chỉ nặng đầu tư ban đầu còn về kỹ thuật không khó. Viện KHKT nông nghiệp miền Nam đã cho cán bộ thường xuyên hướng dẫn chuyển giao công nghệ mới, giống gieo hạt trong bầu ươm 15 ngày sau đó trồng trong túi lớn kích thước 30 x 45cm có giá thể là xơ dừa đã xử lý.

Phân bón được cung cấp cùng với hệ thống bơm nước tưới thấm nhỏ giọt đảm bảo độ ẩm, dinh dưỡng và nước tưới hoàn toàn chủ động. Khó nhất là khi dưa ra hoa muốn có tỷ lệ đậu quả cao thì phải thụ phấn nhân tạo, vì trồng trong nhà lưới không có thụ phấn do côn trùng, khâu này đòi hỏi phải nắm được kỹ thuật và có kinh nghiệm.

Mô hình dưa lưới của hộ ông Nguyễn Văn Kết đã khẳng định rằng giống cây trồng mới với việc áp dụng kỹ thuật công nghệ cao có thể trồng thành công ngay trong lòng nội ô thành phố Cần Thơ.

Mô hình này đã mở ra một hướng đi mới cho các nhà đầu tư và các hộ dân cư trong thành phố, sản phẩm sản xuất ra sẽ cung cấp ngay cho nhu cầu của thành phố và phục vụ cho xuất khẩu. Vào dịp cuối năm và tết Mậu Tuất 2018, rất nhiều khách trong thành phố đã tới tham quan và chụp hình tại khu trồng dưa lưới của ông Nguyễn Văn Kết như một hình thức du lịch sinh thái.

Xem thêm
Cô gái trẻ nuôi gà mát tay

ĐẮK NÔNG Mới 30 tuổi, cô gái này không chỉ chăm sóc vườn cà phê hơn 1ha mà còn khá thành công với mô hình nuôi gà quy mô thuộc loại lớn.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Phủ xanh quần đảo Trường Sa

Giữa mênh mông biển khơi, đoàn cán bộ của Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam vẫn quyết tâm vượt sóng gió, đưa cây, con giống ra phủ xanh quần đảo Trường Sa.