| Hotline: 0983.970.780

Trồng na Thái dễ kiếm tiền

Thứ Ba 30/07/2019 , 10:10 (GMT+7)

Ông Nguyễn Văn Năm (tự Năm Ổi), 65 tuổi, quê ở xã Phú Hựu, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp là nông dân từng trồng nhiều loại cây đặc sản.

Cách nay 7 năm ông đã chuyển sang trồng na Thái, vừa bán trái vừa bán giống, đạt hiệu quả kinh tế ngoài mong đợi.

06-28-07_1_ong_nguyen_vn_nm_trigioi_thieu_nhung_cy_n_thi_dng_ghep
Ông Nguyễn Văn Năm (trái) giới thiệu những cây na Thái đang ghép.

Na Thái còn có tên là na Hoàng hậu, có người gọi mãng cầu dai. Lúc khởi trồng, ông mua cây giống ở Bến Tre với giá 100.000đ/nhánh ghép và chỉ trồng thử nghiệm 32 cây. Sau hơn 1 năm rưỡi cây bắt đầu cho trái.

Thấy trái “khủng”, thịt ngọt, dai và thơm ngon nên ông tiếp tục mua thêm cây giống. Tính đến nay, ông đã phủ xanh 2.000 cây na Thái từ từ 3 - 7 năm tuổi trên diện tích rộng 2 ha. Tất cả đều cho trái, nhưng ông trồng chủ yếu là để lấy nhánh ghép bán giống nên không bắt cây ra nhiều trái.

Ông cho biết, giống na ông đang trồng là loại da vàng, thịt dai, ngot, ít hột, trái to, nặng trung bình từ 400 - 700gr, cá biệt có những trái trên 1kg, được thị trường ưa chuộng và dễ xuất khẩu hơn loại na da xanh, thịt bở.

Tiếng lành đồn xa, vườn na Hoàng hậu của ông Năm đã thu hút sự hiếu kỳ của bà con nông dân và khách tham quan càng lúc càng đông.

06-28-07_2_cy_giong_n_thi_chun_bi_gio_cho_khch_hng
Cây giống na Thái chuẩn bị giao cho khách hàng.

Theo ông Năm, na Thái da vàng dễ trồng, cây phát triển mạnh, ít sâu bệnh nhờ sức đề kháng cao. Cây phù hợp với đất thịt nhưng chỗ trồng phải cao ráo và dễ thoát nước. Trong quá trình chăm sóc, ông đã sử dụng phân hữu cơ kết hợp với phân lân, ít khi sử dụng đến các loại phân thuốc hóa học.

Cây na Thái mỗi năm ông cho ra hoa hai vụ, vụ mùng 5 tháng 5 âm lịch và vụ Tết Nguyên đán (vụ chính). Muốn cho trái sai, mẫu mã đẹp người trồng na Thái phải thụ phấn nhân tạo cho hoa. Đây là công đoạn quan trọng, quyết định về chất lượng và sản lượng của na. Riêng ông, vì số lượng cây quá lớn nên không thể thụ phấn bằng tay mà còn phải kết hợp với biện pháp phun thuốc giúp hoa đậu trái.

Bằng kinh nghiệm cá nhân, ông cho biết, nếu trồng đúng kỹ thuật, sau 1 năm rưỡi cây sẽ cho trái. Mỗi công na Thái 4 - 5 năm tuổi có thể thu nhập trên 100 triệu đồng (2 vụ). Về giá thị trường, hiện giống na Thái vàng có giá cao gấp 2, 3 lần na nội địa. Thường dao động từ 60.000 – 80.000đ/kg, thậm chí lên đến 120.000đ/kg (loại I) vào những ngày lễ, tết.

06-28-07_3_ong_nguyen_vn_nm_v_tri_n_thi_d_vng_sp_chin
Ông Nguyễn Văn Năm và trái na Thái da vàng sắp chín.

Trong những năm gần đây, do nhu cầu cây giống tăng cao nên ông Năm đã tập trung sản xuất cây giống. Để có đủ hàng giao cho thương lái và các nhà vườn ông phải thuê 2 nghệ nhân có tay nghề cao để ghép cây, tiền thù lao 1 triệu đồng/người/ngày công.

Năm 2018 ông đã bán ra 100.000 cây giống với giá 22.000 - 27.000đ/nhánh. Muốn có một nhánh ghép đạt chất lượng cao, ông phải chọn cây gốc, nhánh ghép thật khỏe mạnh, sạch bệnh và thường xuyên theo dõi từ 2 - 3 tháng trước khi giao cho khách hàng. Khách hàng đông nhất là các tỉnh miền Đông và đồng bằng sông Cửu Long.

Hiện ông là người duy nhất trong huyện sản xuất cây giống đại trà. Ông vừa bán cây giống vừa bán trái với sản lượng khoảng 3 tấn/năm. Trừ hết các chi phí, mỗi năm còn lời trên 1 tỷ đồng. Ngoài sản xuất giống ông còn sẵn sàng tư vấn kỹ thuật và cung cấp tài liệu hướng dẫn cách chăm sóc từ A đến Z. Nhờ vậy mà nhiều khách hàng gần xa đã tin tưởng chọn thương hiệu của ông.

06-28-07_4_ong_nguyen_vn_nm_gioi_thieu_tri_n_thi_nng_750_gr
Ông Nguyễn Văn Năm giới thiệu trái na Thái nặng 750gr.
Ông Nguyễn Phi Hùng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Hựu nhận xét: “Mô hình trồng na Thái của ông Nguyễn Văn Năm còn mới mẻ, giá na khá cao nên sản phẩm chưa tới tay người có mức lương thấp. Lợi nhuận cao nhất của ông hiện nay là bán giống. Còn năng suất và sản lượng còn phải chờ một thời gian nữa mới đánh giá được hiệu quả”.

Xem thêm
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP

Tháng 11/2024, 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) và huyện Kbang (Gia Lai) chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.