| Hotline: 0983.970.780

Trồng nấm - Ít vốn, dễ làm

Thứ Sáu 10/08/2012 , 10:45 (GMT+7)

Theo tính toán của Cục Trồng trọt thì phụ phế phẩm như rơm rạ, cùi bắp, bã mía… của vùng ĐBSCL rất lớn, nếu sử dụng được 30% phế phẩm để trồng nấm thôi thì cũng đã có thể thu được 1 tỷ USD...

Xã Tân Hòa, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp nép bên bờ sông Hậu một thời có chợ Chiếu nổi tiếng, nay có thêm chợ Rơm. Khác với chợ Chiếu chuyên họp về đêm, chợ Rơm họp ngày với các ghe rơm chất ngất, chủ yếu bán cho người SX nấm...

CHỢ RƠM ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ

Rơm từ chợ này không chỉ cung cấp cho người chuyên nghề làm nấm rơm của Tân Hòa mà còn cung cấp cho các tỉnh Cần Thơ, Vĩnh Long, Sóc Trăng. Chợ được hình thành cách đây khoảng 20 năm, ban đầu chỉ họp theo mùa, đáp ứng nguyên liệu cho người chuyên nghề trồng nấm rơm của xã, nhưng sau phát triển dần lên, vươn rộng ra và họp quanh năm.

Mấy năm gần đây, do công nghệ thông tin phát triển, người mua, người bán chỉ việc "a lô" nên chợ bớt dần nhộn nhịp. Song giá rơm ở chợ vẫn được coi là chuẩn để người mua, người bán gặp nhau. Nghề trồng nấm rơm, nấm mèo ở Lai Vung, Lấp Vò, Sa Đéc (Đồng Tháp) có từ trước ngày giải phóng, nhưng khi đó chỉ cung cấp cho thị trường nội địa.

Từ năm 1995 tới nay, nhất là khi có nhiều hợp đồng nấm rơm muối xuất cho Đài Loan thì nghề này ngày một phát triển, hưng thịnh nhất vào những năm 2000-2005, nhưng sau đó chựng lại mà nguyên nhân chính là do việc trồng lúa 3 vụ, sử dụng giống ngắn ngày nên rơm ít đi và hiệu quả lên nấm cũng kém hơn.

Phân tích sự tồn tại của chợ Rơm thấy hội tụ được một số điểm cơ bản, Tân Hòa và các xã phụ cận có sẵn rơm, dân có kỹ năng làm nấm, đầu ra của nấm và phế phẩm đều lớn (phế phẩm chủ yếu được cung cấp cho làng hoa Sa Đéc và vườn quýt hồng). Sự hình thành và tồn tại của chợ rơm Tân Hòa không những nói lên tiềm năng phát triển của nghề trồng nấm ở ĐBSCL, mà còn là những điều kiện cần và đủ cho những địa phương khác học tập nếu muốn  trồng nấm thành một nghề song song với trồng trọt.

THỜI CƠ PHÁT TRIỂN NẤM

Theo tính toán của Cục Trồng trọt thì phụ phế phẩm như rơm rạ, cùi bắp, bã mía… của vùng ĐBSCL rất lớn, nếu sử dụng được 30% phế phẩm để trồng nấm thôi thì cũng đã có thể thu được 1 tỷ USD, giải quyết được rất nhiều việc làm và nâng cao đời sống cho nông dân.

Ngoài điều kiện về nguyên liệu, khí hậu, lao động thì điều kiện về thị trường hiện nay đang được coi là thuận lợi nhất cho phát triển nghề trồng nấm. Hiện không những chỉ có các siêu thị, các chợ ở các thành phố mà chợ huyện, chợ xã đều đã bán nấm tươi. Cũng không những chỉ có nấm rơm, nấm mèo mà có cả nấm sò, nấm mỡ, nấm hương, bào ngư, linh chi…

Ngoài thị trường nội địa rộng mở thì thị trường XK cũng ngày một khá, kim ngạch XK nấm 2011 đã đạt 90 triệu USD, nhưng sản lượng nấm của VN mới chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu (về nấm rơm). Mặt khác, so với trước đây thì KH-KT ngày nay phát triển hơn, đã mang lại năng suất, hiệu quả cao hơn.

Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật (Viện Khoa học nông nghiệp VN) chuyên nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật canh tác nấm cùng với một số trung tâm sinh học khác ở các địa phương phần nào đã đáp ứng được nhu cầu SX. Đặc biệt từ năm 2012, nấm được đưa vào danh mục sản phẩm quốc gia, nên nhà nước sẽ có chính sách đầu tư một cách hệ thống từ nghiên cứu khoa học đến chuyển giao, chế biến và phát triển thị trường.

Hơn thế nữa, cùng với sự phát triển của vi nấm Trichoderma, phế phẩm của nghề nấm đang được mua với giá cao và số lượng không hạn chế nhờ vào việc sử dụng phân hữu cơ trong trồng trọt ngày một tăng mạnh.

NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý

Mặc dù nghề trồng nấm ở ta đang có cơ hội phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên cũng không thể nóng vội bởi nghề này cần được đào tạo về kiến thức cơ bản và kỹ năng, phải có thời gian, nhất là với nông dân. Thực tế thấy chất lượng rơm rạ có ảnh hưởng rất lớn đến giá thành và hiệu quả SX.

Các hộ làm nấm rơm ở Lai Vung đưa ra nhận xét, rơm lúa nếp tốt hơn lúa tẻ, rơm lúa dài ngày tốt hơn rơm giống lúa ngắn ngày, rơm bón ít phân hóa học tốt hơn rơm được bón nhiều phân hóa học. rơm đất phù sa tốt hơn rơm đất phèn, rơm ruộng lúa khỏe mạnh tốt hơn ruộng lúa bị bệnh, rơm vụ ĐX tốt hơn HT.

Cùng với việc cơ giới hóa nghề trồng lúa, sử dụng máy gặt đập liên hợp thì rơm cũng ngày một ít đi nên cần có các nghiên cứu bài bản về giá thể, ví dụ với nấm bào ngư thì việc dùng gốc rạ sẽ tốt hơn dùng rơm, giá thể trồng nấm bào ngư có tỷ lệ trộn 50% rơm rạ với 50% cây lục bình sẽ cho hiệu quả cao nhất. Việc trộn rơm rạ với mụn xơ dừa, mùn cưa có thể làm tăng hiệu quả cho nghề trồng nấm.

Theo lý thuyết, hiệu suất trồng nấm phụ thuộc vào tỷ lệ C/N của nguyên liệu. Tuy nhiên qua khảo sát năng suất trồng nấm hiện nay chỉ đạt 12-15% nấm tươi/nguyên liệu khô (nấm rơm) 80-85% nấm tươi/nguyên liệu khô (nấm mèo); 20-25% tươi/nguyên liệu khô (nấm mỡ)… là đang còn thấp. Mặt khác có thể nghiên cứu thêm về dinh dưỡng cho nấm như kinh nghiệm dùng phân bón lá Agritonik thì nấm rơm sẽ to hơn, đẹp hơn.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm