| Hotline: 0983.970.780

Trồng ổi sạch cho thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm

Thứ Tư 23/08/2017 , 13:35 (GMT+7)

Với tư duy sản xuất ổi ghép Đài Loan sạch theo chuỗi giá trị, ông Nguyễn Văn Vinh ở xã Trác Văn (huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) không chỉ thay đổi cách làm truyền thống, mà mô hình đã mang về cho ông hàng trăm triệu đồng/năm.

17-31-18-nh-1-9-oi-sch163424670
Trang trại ổi sạch của ông Vinh thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm

Về Trác Văn, chúng tôi bắt gặp đầu tiên là các vườn ổ trĩu quả trải dài cả một vùng. Trên con đường làng, thương lái tấp nập thu mua ổi. Vừa gặp, ông Vinh vội tay bắt, mặt mừng khoe ngay: “Tôi là người đầu tiên ở Trác Văn làm ổi sạch đấy. Bản thân mình làm sạch thì cả cộng đồng mới được ăn sạch”.

Trước kia, ông Vinh cũng trồng lúa, ngô, rau… nhưng chẳng khá lên. Ông đã mạnh dạn thuê 2ha đất chuyển dần sang trồng ổi. Sau 3 năm, cơ ngơi của ông Vinh có 1,5ha ổi lê Đài Loan, năng suất trung bình 30 tấn/năm.

Nói về bí quyết làm ổi sạch, ông Vinh kiên quyết nói không với việc dùng phân bón hóa học, thuốc BVTV. Hầu như vườn ổi nhà ông đều sử dụng phân hữu cơ. Để quả ổi cho chất lượng tốt, ông thăm vườn thường xuyên, bón phân đều đặn và cắt tỉa cành, hạn chế sâu bệnh. Vườn ổi nhà ông Vinh hầu như không xịt thuốc trừ sâu, mà chủ yếu chỉ tỉa cành, xới cỏ. Vào tầm giáp Tết, ổi ra quả non, cây thường có sâu róm nên phải theo dõi thường xuyên, phát hiện sớm và có thể bắt sâu bằng biện pháp thủ công. 

Lúc quả non bằng ngón tay cái người lớn, ông Vinh bắt đầu dùng bao ni lông PP và bao xốp để bọc ổi, giúp cho quả đẹp, tránh bị ruồi vàng tấn công. Chi phí bỏ ra mua túi bọc ổi cũng tốn kém. Dù có thể tận dụng dùng lại được khoảng 2 - 3 vụ nhưng mỗi vụ, ông cũng mất đến vài triệu.

Sau khi bọc khoảng 3 tháng, cây ổi bắt đầu cho thu hoạch. Quả to đều, đạt khoảng 3 - 4 quả/kg. Chính vụ ổi lê bắt đầu từ tháng 4 đến hết tháng 8 dương lịch, còn lại cây ra quả rải rác quanh năm. Quả vỏ mỏng cùi dày, ít hạt, có vị ngọt giòn nên được thị trường ưa chuộng.

Hiện hơn 1,5ha ổi của gia đình ông Vinh đều cho thu hoạch. Vào chính vụ, có ngày cả vườn mang về 1,2 - 1,5 tấn ổi. Với giá bán tại vườn 12 nghìn đồng/kg cho ông thu nhập khá.

Ông chia sẻ: “Với 1,5ha ổi, bù mọi chi phí thì mỗi năm tôi thu về trên 300 triệu đồng. So với trồng lúa, trồng rau… thì giá trị kinh tế gấp 2 - 3 lần. Nhờ trồng ổi sạch mà gia đình tôi khá lên. Trồng ổi rất chắc ăn, không lo mất mùa, sâu bệnh, thời tiết… nên cũng dễ làm. Hơn nữa, trồng ổi ghép thì năm nay trồng, sang năm đã cho quả rồi”.

17-31-18-nh-2-7-oi-sch163424247
Ổi lê Đài Loan được thị trường ưa chuộng

Để chủ động đầu ra, ông đã mở gần chục đại lý tại TP Phủ Lý (Hà Nam). Ngoài thị trường trong tỉnh, sản phẩm ổi của ông cũng vươn ra các tỉnh miền Bắc như Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai… Ngoài ra, ông còn tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động, thu nhập trên 100 nghìn đồng/người/ngày. Vào mùa thu hoạch cao điểm, ông thuê hàng chục công nhân.

“Tôi đang hướng đến đưa sản phẩm vào các siêu thị. Để người dân yên tâm làm nông nghiệp sạch, chúng tôi mong muốn Nhà nước cho thuê đất thời gian lâu hơn và được hỗ trợ khu sơ chế sản phẩm”, ông Vinh mong muốn.

Ông Nguyễn Văn Phóng, Giám đốc HTXNN Trác Văn: “HTX có hơn 10ha ổi sạch, với 20 hộ dân tham gia. Trung bình năng suất 2 tấn/sào, tính ra bù mọi chi phí người dân thu về 300 triệu đồng/ha, kinh tế hộ gia đình cũng khá lên. Tuy nhiên, áp dụng mô hình trồng ổi sạch thì chi phí, công lao động nhiều hơn so với SX truyền thống. Chúng tôi đang hướng đến làm theo tiêu chuẩn VietGAP, nếu điều kiện đất đai cho phép, chúng tôi sẽ trồng thêm”.

 

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm