| Hotline: 0983.970.780

Trồng ớt xuất khẩu sang Hàn Quốc, Nhật Bản, thu tiền tỷ

Thứ Sáu 16/03/2018 , 06:50 (GMT+7)

Nhờ nhạy bén trong kinh doanh, HTXNN Xuân Đài chuyển đổi từ HTX kiểu cũ, sang mô hình HTX kiểu mới vào cuối năm 2017. HTX gồm 1 giám đốc và 7 thành viên, SX trên diện tích 12ha tại thôn Xuân Đài, xã Nguyệt Đức, huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc).

09-56-51_img_0003
Chăm sóc ớt sắp đến lứa thu hoạch tại HTX Xuân Đài

Các ruộng trồng ớt của HTX liền nhau. HTX chọn loại ớt không quá thấp mà cũng không quá cao, lá xanh, rất sai quả. Những chùm quả chíu chít bám vào cành, thân, mập mạp, trông rất bắt mắt.

Theo anh Phạm Quang Lãm, cán bộ kỹ thuật của HTX, giống ớt này được chọn lựa kỹ càng, do nơi thu mua cung cấp giống cho HTX. Với 12ha, HTX Xuân Đài đầu tư toàn bộ trồng ớt. Do có kỹ thuật, chăm sóc tốt, nên cây cho năng suất cao, thu hoạch đều đặn.

Ớt trồng theo vụ: Vụ đông – xuân. Mỗi vụ thu hoạch từ 4 - 5 đợt. Ngoài lứa đầu chỉ đạt 20% năng suất, các lứa tiếp theo, bình quân thu 50 tấn ớt quả, với giá 7.500 đ/kg ngay tại đầu bờ. Như vậy mỗi vụ riêng ớt, HTX thu khoảng 1,5 tỷ đồng. Hết vụ, HTX phá ớt để trồng cây rau khác, như: Bí đỏ, dưa chuột, ngô ngọt, cà chua… tùy theo nhu cầu của thị trường.

Trong khi nhiều nơi trồng rau, củ, quả khó tìm được đầu ra, hoặc đầu ra bấp bênh, không ổn định, thì ớt của HTX Xuân Đài lại rất ổn định đầu ra. HTX được Cty Dũng Đạt (đóng trên địa bàn huyện Bình Xuyên, Vnh Phúc) lo bao tiêu sản phẩm.

Được biết, Cty Dũng Đạt xuất khẩu sản phẩm sang Hàn Quốc, Nhật Bản. Từ tháng 9/2017 tới trước tết Nguyên đán Mậu Tuất, Cty đã xuất hơn 40 container sang các nước nói trên, mỗi container khoảng trên 17 tấn hàng xuất khẩu. Nhờ có đầu ra ổn định, mà HTX Xuân Đài yên tâm với sản phẩm của mình.

“Đến hẹn lại lên”, vào vụ, HTX gieo giống mới, thu hoạch đều đặn, chất lượng đạt chuẩn. Khi hết vụ ớt, HTX lại trồng các loại cây rau mà biết chắc có “đầu ra”. Đến vụ, thu hoạch đến đâu, bán hết đến đó, cũng cỡ thu tiền tỷ.

Cơ ngơi mới xây dựng, còn khiêm tốn, nhưng HTX làm ăn được đánh giá là khấm khá tại địa phương, có khả năng còn phát triển. Hiện HTX duy trì trên 10 lao động, lương từ 3 - 4 triệu đồng/người/tháng…

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm