| Hotline: 0983.970.780

Trồng phục hồi thành công san hô cứng ở Cát Bà và Bạch Long Vĩ

Thứ Ba 05/12/2023 , 09:00 (GMT+7)

HẢI PHÒNG Viện Nghiên cứu Hải sản đã trồng phục hồi thành công các rạn san hô cứng tại Vườn Quốc gia Cát Bà và khu bảo tồn Bạch Long Vĩ bằng phương pháp tách mảnh nhỏ.

Các rạn san hô tại khu du lịch Cát Bà Hải Phòng tiêu biểu cho vùng biển Vịnh Bắc bộ. Ảnh: VNCHS.

Các rạn san hô tại khu du lịch Cát Bà Hải Phòng tiêu biểu cho vùng biển Vịnh Bắc bộ. Ảnh: VNCHS.

Rạn san hô được coi là hệ sinh thái đặc thù của các vùng biển nhiệt đới, nó có giá trị rất quan trọng về đa dạng sinh học. Đây là nơi sinh cư, cung cấp nguồn ăn cho các loài động, thực vật biển và là điều kiện duy trì, phát triển nguồn lợi sinh vật biển. Với sự thu hút đa dạng các nhóm loài sinh vật biển cư trú và sinh sống, rạn san hô được coi là hệ sinh thái có năng suất bậc nhất trên thế giới.

Giá trị, lợi ích của hệ sinh thái này chính là cung cấp vật chất và năng lượng cho thủy vực, tạo nơi cư trú cho thế giới sinh vật biển, cung cấp nguồn lợi thủy sinh có giá trị cao, cung cấp nơi sinh sản và ương giống của thủy sinh vật, bảo vệ bờ biển và tạo cảnh quan cho du lịch và giải trí.

Do vậy, hệ sinh thái rặng săn hô có mối quan hệ và tầm ảnh hưởng rất lớn tới điều kiện tự nhiên, nguồn lợi thủy sản, phát triển kinh tế - xã hội, du lịch,... đối với mỗi quốc gia, địa phương và cộng đồng dân cư ven biển.

Theo Viện nghiên cứu Hải sản, ở Cát Bà các nhà khoa học đã phát hiện khoảng 193 loài thuộc lớp san hô, trong đó bộ san hô cứng 166 loài, 27 loài còn lại thuộc các bộ san hô bò, san hô mềm, san hô sừng.

Các rạn san hô ven đảo Cát Bà thuộc cấu trúc rạn viền bờ không điển hình và chia thành 3 kiểu rạn phụ là rạn kín, rạn nửa kín và rạn hở. Tổng diện tích rạn ước tính khoảng 85ha, rạn san hô phân bố rải rác và thường nhỏ, hẹp.

Các rạn san hô tại quần đảo Cát Bà tuy rằng không lớn và đẹp như các rạn san hô ở vùng biển phía Nam nhưng lại là những rạn san hô đẹp nhất tiêu biểu cho vùng biển Vịnh Bắc bộ. Rạn san hô ở đây là một trong những trọng tâm phát tán nguồn gien của Vịnh Bắc bộ, có giá trị cho bảo tồn và phát triển lịch với loại hình trải nghiệm lặn biển ngắm san hô.

Các rạn san hô có giá trị cho bảo tồn và phát triển lịch với loại hình trải nghiệm lặn biển ngắm san hô. Ảnh: Đinh Mười.

Các rạn san hô có giá trị cho bảo tồn và phát triển lịch với loại hình trải nghiệm lặn biển ngắm san hô. Ảnh: Đinh Mười.

Nhiều năm trước đây, qua khảo sát cho thấy, chất lượng môi trường nước biển tại khu vực hệ sinh thái rạn san hô ven đảo Cát Bà đang có dấu hiệu ô nhiễm cục bộ, một số thông số cao hơn so với tiêu chuẩn chất lượng nước biển theo đề xuất của Asean, có những nơi độ che phủ chỉ còn 41%.

Thời gian qua, Viện Nghiên cứu Hải sản đã nghiên cứu và trồng phục hồi san hô cứng tại Vườn Quốc gia Cát Bà, đồng thời phục hồi san hô cứng bằng phương pháp tách mảnh nhỏ tại KBTB Bạch Long Vĩ đem lại hiệu quả cao.

Tại Cát Bà, Viện Nghiên cứu Hải sản đã phối hợp với Vườn quốc gia Cát Bà xác định được vị trí tọa độ khoanh vùng bảo vệ cho 12 rạn san hô trọng tâm tại ven biển Vườn quốc gia Cát Bà đồng thời thiết lập và xây dựng hệ thống 40 phao neo bảo vệ rạn san hô tại 5 khu vực rạn ưu tiên bảo vệ. Hệ thống phao được bảo dưỡng định kỳ hàng năm đảm bảo việc vận hành và hoạt động trong điều kiện thực địa.

Các chuyên gia, nhà nghiên cứu đã phục hồi 3.400m2 rạn san hô với 3.879 tập đoàn san hô tại 4 địa điểm. Sau 36 tháng phục hồi, tỷ lệ sống trung bình đạt 58,97%, mức tăng trưởng trung bình đạt 5,58mm/tháng.

San hô trồng phục hồi đã sinh trưởng, phát triển tốt, thích ứng được thời tiết quanh năm, cả mùa khô và mùa mưa. Ngoài ra, các chuyên gia đã phục hồi được nhóm san hô cành phát triển trở lại tại 4 rạn san hô gần như đã suy thoái hoàn toàn trước đó.

Nghiên cứu phục hồi san hô cứng tại khu bảo tồn đảo Bạch Long Vĩ bằng phương pháp tách mảnh nhỏ. Ảnh: VNCHS.

Nghiên cứu phục hồi san hô cứng tại khu bảo tồn đảo Bạch Long Vĩ bằng phương pháp tách mảnh nhỏ. Ảnh: VNCHS.

Tại đảo Bạch Long Vĩ, các nhà khoa học đã nghiên cứu, khảo sát hiện trạng rạn san hô và lựa chọn một số loài san hô phục vụ công tác phục hồi. Tổ chức khảo sát lựa chọn khu vực cần phục hồi san hô, đặc điểm rạn san hô và nguồn lợi rạn san hô trước phục hồi. Đồng thời tổ chức nghiên cứu, đánh giá hiện trạng các yếu tố môi trường khu vực biển cần phục hồi san hô.

Thực tế triển khai, các nhà khoa học đã nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống san hô trên bể với quy mô sản xuất 1.000 tập đoàn san hô giống ở kích cỡ 1,5-3,5cm. Tổ chức nghiên cứu kỹ thuật khai thác, vận chuyển san hô tự nhiên và thuần dưỡng trong điều kiện nhận tạo và nghiên cứu kỹ thuật tách mảnh san hô giống phục vụ ương nuôi.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của giống san hô nhân tạo trong môi trường tự nhiên và hhoàn thiện và đề xuất quy trình trồng phục hồi san hô ngoài môi trường tự nhiên từ nguồn giống sản xuất nhân tạo.

Kết quả, đã hoàn thành quy trình sản xuất giống nhân tạo san hô cứng trên bể tại Bạch Long Vỹ với tỷ lệ sống đạt 70%, đạt kích cỡ 1,5-3,5cm. Quy trình trồng phục hồi san hô cứng ngoài môi trường tự nhiên từ nguồn giống sản xuất nhân tạo với tỷ lệ sống đạt trên 70%.

Việc nghiên cứu thành công đã góp phần quan trọng vào công tác bảo tồn biển tại Bạch Long Vĩ, giúp phục hồi và phát triển các rạn san hô. Qua đó góp phần quan trọng trong việc nâng cao đa dạng sinh học tại vùng biển quanh đảo, giúp tái tạo nguồn lợi thủy sản quanh đảo, bổ sung nguồn lợi thủy sản cho ngư trường Bạch Long Vĩ.

Theo Viện Nghiên cứu Hải sản, nguyên nhân gây suy thoái rạn san hô mạnh mẽ nhất chủ yếu đến từ các hoạt động của con người như đánh bắt hải sản, nuôi trồng thủy sản quá mức, ô nhiễm từ rác thải biển, ngọt hóa nước biển, tác động từ hoạt động du lịch, tàu thuyền du lịch...

Do đó, bên cạnh việc cấm khai thác, phải có các biện pháp tạo nguồn thu nhập thay thế ổn định cho những người sống bằng nguồn thu nhập từ việc khai thác hải sản từ khu vực đó, đồng thời quy định rõ ràng khu vực và thời điểm có thể khai thác, dụng cụ nào được phép sử dụng, kích thước tối thiểu được đánh bắt để người dân nắm được.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Mùa vàng trên cánh đồng sạ cụm

QUẢNG BÌNH Mô hình gieo sạ lúa bằng máy tại Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hàm Hòa trong vụ đông xuân 2023 - 2024 với diện tích trên 10ha cho hiệu quả lớn…

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm